Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân ung thư ngoại trú của Bệnh viện K sẽ tiếp tục điều trị thế nào?

MangYTe - Trả lời về việc đảm bảo cho các bệnh nhân ung thư điều trị ngoại trú, TS.BS Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, Bệnh viện đã chủ động trao đổi với các Sở Y tế các tỉnh, bác sĩ điều trị trực tiếp hướng dẫn người bệnh, phối hợp cùng cơ sở chuyên khoa ung bướu gần nhất để tiếp tục theo dõi, thực hiện tiếp phác đồ điều trị cho người bệnh trong thời gian này.

Bệnh nhân ung thư ngoại trú của Bệnh viện K sẽ tiếp tục điều trị thế nào? - Ảnh 1.

Vừa khoanh vùng dập dịch nhanh vừa đảm bảo hiệu quả điều trị

5h30 ngày 7/5, sau khi phát hiện chùm ca bệnh, bệnh viện k đã tiến hành phong tỏa toàn bộ cả 3 cơ sở. trước việc phong tỏa này, nhiều bệnh nhân điều trị ngoại trú tỏ ra lo lắng, hoang mang về việc điều trị, bệnh viện đã có hướng dẫn, phương án cụ thể đối với những trường hợp này để không lỡ nhịp trong công tác điều trị bệnh.

Trả lời về vấn đề này, ts.bs phạm văn bình (phó giám đốc bệnh viện k) thông tin, để đảm bảo an toàn cho người bệnh và tuân thủ đúng nguyên tắc phòng chống dịch, toàn bộ người bệnh ngoại trú không thể đến bệnh viện k trong khoảng thời gian phong tỏa, bệnh viện đã chủ động lên kế hoạch cụ thể. trước tiên là trao đổi với sở y tế các tỉnh, bác sỹ điều trị trực tiếp liên hệ hướng dẫn người bệnh và phối hợp cùng cơ sở chuyên khoa ung bướu gần nhất để tiếp tục theo dõi, thực hiện tiếp phác đồ điều trị cho người bệnh trong thời gian này.

Bệnh nhân ung thư ngoại trú của Bệnh viện K sẽ tiếp tục điều trị thế nào? - Ảnh 3.

Bệnh viện K phong tỏa từ 5h30 ngày 7/5 vừa qua.

"chúng tôi thực hiện đảm bảo đúng theo mục tiêu kép "vừa khoanh vùng dập dịch nhanh chóng; vừa đảm bảo hiệu quả điều trị" cho tất cả người bệnh", ts.bs phạm văn bình, phó giám đốc bệnh viện k nói.

Riêng với những trường hợp những bệnh nhân đã trở về địa phương sau khi có lệnh phong tỏa, việc điều trị cũng được phía bệnh viện tính toán. Về vấn đề này, PGS.TS Lê Văn Hợi, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp cho biết, với những người bệnh đã kết thúc đợt điều trị như phẫu thuật, hóa, xạ trị, thì thường sẽ quay trở lại bệnh viện vào khoảng thời gian 2 tuần sau đó. Tùy vào diễn biến dịch bệnh bệnh viện có thể sẽ tiếp nhận nếu đã dỡ phong tỏa, hoạt động khám chữa bệnh trở lại hoặc hỗ trợ để người bệnh được điều trị tại cơ sở chuyên khoa ung bướu gần nhất.

Ca bệnh nặng sẽ có phương án thế nào?

TS.BS Phạm Văn Bình nhấn mạnh, ngay khi ghi nhận ca dương tính vào ngày 7/5, bên cạnh công tác thần tốc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm triển khai đồng loạt nhiều giải pháp phòng chống dịch thì bệnh viện cũng đã có kế hoạch chuyển tất cả người bệnh nặng về điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực trong khu riêng biệt.

Đa phần người bệnh còn lại tại các khoa sức khỏe ổn định, mọi vấn đề liên quan đến chăm sóc, điều trị cho người bệnh đang cách ly tại bệnh viện k thời điểm này vẫn trong tầm kiểm soát.

Bệnh nhân ung thư ngoại trú của Bệnh viện K sẽ tiếp tục điều trị thế nào? - Ảnh 4.

Công tác phục vừa phục vụ người bệnh vừa chống dịch được bệnh viện k ưu tiên.

Ngoài ra, pgs.ts lê văn hợi - trưởng phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện k cũng thông tin thêm về phương án điều trị, công tác hậu cần, bổ sung nhu yếu phần cần thiết cho gần 4000 người cách ly cũng được lên phương án cụ thể, rõ ràng.

"chúng tôi đã nhanh chóng phối hợp với 2 đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống tại bệnh viện để hàng ngày chuẩn bị cung ứng đủ suất ăn đảm bảo dinh dưỡng 3 bữa trong ngày cho gần 4000 người đang cách ly tại bệnh viện. toàn bộ thực phẩm trước khi được đưa vào chế biến đều được trung tâm dinh dưỡng lâm sàng bệnh viện k test lấy mẫu", pgs.ts lê văn hợi nói.

Bên cạnh đó, Bệnh viện phối hợp cùng các đơn vị để vận chuyển nhu yếu phẩm cần thiết như quần áo; khăn mặt; bàn chải; chiếu; mền... để phục vụ công tác cách ly dài ngày tại bệnh viện.

Bệnh nhân ung thư ngoại trú của Bệnh viện K sẽ tiếp tục điều trị thế nào? - Ảnh 5.

Công tác vận chuyển đồ dùng, vật tư... được kiểm soát nghiêm ngặt.

PGS.TS Lê Văn Hợi nhấn mạnh, dù trong thời điểm khó khăn khi toàn bệnh viện phải phong tỏa phục vụ công tác phòng chống dịch nhưng vẫn luôn cố gắng đảm bảo chăm sóc cho người bệnh và người nhà với điều kiện tốt nhất.

Từng buồng bệnh, từng khoa, từng tầng đều cách ly, tuy nhiên cơ sở vật chất tại cả 3 cơ sở của bệnh viện k tại từng đơn vị điều trị đều đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người bệnh và người nhà hàng ngày: như bình tắm nước nóng/lạnh 24/24; nước uống bố trí sẵn tại khoa; tivi tại từng buồng bệnh... tất cả nhu yếu phẩm sẽ được tiếp nhận và chuyển lên khoa với đội ngũ cán bộ chuyên trách và phun khử khuẩn trước khi được bàn giao.

Lê Bảo

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/benh-nhan-ung-thu-ngoai-tru-cua-benh-vien-k-se-tiep-tuc-dieu-tri-the-nao-20210510092330194.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trái vải có những đặc tính kháng ung thư vô cùng mạnh mẽ nhờ vào nguồn hợp chất polyphenol dồi dào
  • Những điều Cháu viết trong thư cũng chính là những điều đang làm cho Cô và nhiều đồng nghiệp rất day dứt trên góc độ những nhà quản lý.
  • Tôi tin là bộ trưởng đã vi hành đến các khoa ung bướu ở khắp đất nước và hiểu điều tôi nói. Sự bất công trong tiếp cận điều trị ung thư, thăm khám y tế luôn xảy ra ở nước nghèo, đang phát triển không chỉ ở Việt Nam. Nỗi đau và bi kịch xảy ra hàng giờ, hàng phút ...
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY