Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhi đầu tiên, nhỏ tuổi nhất Việt Nam chữa lành bạch biến nhờ ghép tế bào tự thân

MangYTe- Con luôn đặt câu hỏi vì sao khác biệt với các bạn. Tóc mái con lúc nào cũng để dài, che bớt vết dị thường trên trán - anh Q nhớ lại những ngày tháng ròng rã đưa con đi viện.

Thấy cậu con trai 4 tuổi nổi nốt nhỏ trắng trên vầng trán đen sì vì nghịch nắng nhiều, anh Q (Hà Đông, Hà Nội) thoáng nghĩ con chỉ bị lang ben, cho con bôi Thu*c được kê ở phòng khám tư.

Nhưng những gì diễn ra với con trai chỉ trong 20 ngày hồi tháng 7/2017 ấy khiến anh nhớ mãi. Vùng da bỗng ởn trắng lan rộng với tốc độ chóng mặt, như "nở" ra trông thấy hàng ngày. 3 tuần từ khi xuất hiện đốm trắng đó, diện tích da trắng đã to bằng nắm đấm, ngay giữa trán con, rất nổi bật.

Đưa con đi khám ở một bệnh viện khác, gia đình hoảng khi biết con bị bạch biến - bệnh anh chị chưa nghe bao giờ, trong nhà chưa ai mắc phải. 2 tháng ròng rã bôi Thu*c không đỡ, không chỉ thế còn có dấu hiệu xuất hiện mờ ở quanh hàm cậu bé, anh chị quyết định đưa con lên bệnh viện da liễu trung ương. lúc đó khoảng đầu năm 2018.

"Khi bắt đầu đi học lớp 1, con tự ti nhiều. Bạn bè hay trêu. Còn con thì luôn đặt câu hỏi không hiểu vì sao lại khác biệt với các bạn. Tóc con lúc nào cũng phải để tóc mái dài rủ, che bớt vết dị thường trên trán" - anh Q nhớ lại những ngày tháng ròng rã đưa con đi viện.

Bệnh nhi đầu tiên, nhỏ tuổi nhất Việt Nam chữa lành bạch biến nhờ ghép tế bào tự thân - Ảnh 1.

BS Hoàng Văn Tâm thăm khám cho bệnh nhi bạch biến. Ảnh: P.H

Ths.bs hoàng văn tâm - phó trưởng khoa điều trị nội trú ban ngày (bệnh viện da liễu trung ương) là người trực tiếp điều trị cho bé gần 3 năm qua. điều khiến anh lo lắng nhất là bệnh nhi mắc bạch biến thể ổ ấy không đáp ứng với các phương pháp nội khoa (Thu*c bôi, Thu*c uống) hay sau đó áp dụng biện pháp ánh sáng (chiếu tia cực tím).

"Ròng rã, bố mẹ tuần nào cũng phải xin nghỉ việc vài ngày đưa con đi chiếu tia nhưng hầu như bé không có biến chuyển" - ThS Tâm nhớ lại. Sau chiếu tia vài hôm, vùng da trắng của bé tái lặp, không mờ đi như kỳ vọng.

Theo nghiên cứu, vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân bạch biến không đáp ứng các biện pháp điều trị thông thường, cậu bé sinh năm 2013 này cũng không ngoại lệ.

Nhưng phải làm gì để cậu bé ấy và nhiều bệnh nhân khác nữa bớt tự ti, khép mình, được nâng cao chất lượng sống? "thời điểm đó, chúng tôi đang nghiên cứu về biện pháp ghép tế bào thượng bì tự thân nên đã tư vấn cho gia đình, kiên trì chờ đợi phương pháp tối ưu cho cháu…"- bs tâm chia sẻ: rất may mắn, gia đình đã nhẫn nại, đồng hành với sự nỗ lực của bác sĩ.

Cuối cùng, ngày 3/4/2020, con trai anh q được lựa chọn sẽ một trong những em bé đầu tiên áp dụng phương pháp này. tình cờ, đây cũng là em bé nhỏ tuổi nhất được ghép da. trước bé, trong 2 tháng, đã có 30 bệnh nhân bạch biến là người lớn được áp dụng, kết quả rất tốt. đến nay, sau 4 tháng, đã có hơn 100 người (trong đó có 10 bệnh nhân là trẻ em) được ghép thành công, kết quả đánh giá ban đầu sau ghép rất khả quan.

Bệnh nhi đầu tiên, nhỏ tuổi nhất Việt Nam chữa lành bạch biến nhờ ghép tế bào tự thân - Ảnh 2.

Đã có 100 bệnh nhân (trong đó có 10 bé) được ghép da tự thân chữa bạch biến. trong ảnh: vùng da bạch biến trước ghép (trái) và sau (phải) của một bệnh nhi bạch biến.

Phương pháp dùng tế bào thượng bì gồm: tế bào hắc tố, tế bào gai, một số tế bào gốc của chính cơ thể mình ghép vào tổn thương bạch biến.

Các bác sĩ gây mê tĩnh mạch (với người lớn hoặc tổn thương nhỏ thì chỉ cần gây tê tại chỗ), sau đó lấy một miếng da nhỏ ở phía trước đùi bé, tỷ lệ chỉ bằng 1/5 vùng cần ghép (khoảng 5cm). miếng da này sẽ được đưa vào trong dung dịch, qua các công đoạn sẽ tách lấy tế bào thượng bì, nuôi dưỡng, đếm tế bào, rồi ghép vào vùng da bị bạch biến (vùng da này được bào mòn bằng tay hoặc dùng laser). tế bào ghép vào được dùng gạc cố định lại và tháo ra trong vòng 1 tuần.

Việc ghép cho trẻ nhỏ phức tạp hơn so với người lớn do trẻ chưa ý thức được nên sẽ khó hợp tác với bác sĩ. cuộc ghép da từ lúc gây mê đến lúc tỉnh mê mất khoảng 2- 4 tiếng.

Khoảng 20 ngày đầu, vùng da bạch biến chưa cải thiện rõ rệt. nhưng từ ngày thứ 21 trở đi, da con dần đều màu hơn. đến nay, 2 tháng tròn, vùng da trắng chỉ còn lốm đốm nhỏ, anh q vừa lướt những tấm ảnh anh kỳ công chụp lại hàng ngày, vừa chia sẻ.

Bệnh nhi đầu tiên, nhỏ tuổi nhất Việt Nam chữa lành bạch biến nhờ ghép tế bào tự thân - Ảnh 3.

Vùng da của con trai anh Quyết đều màu hơn sau ghép.

"Thông thường từ 6 tháng sau ghép trở đi mới thấy hiệu quả rõ rệt, các mảng da ghép đều màu cùng với vùng da xung quanh"- BS. Tâm nói và đánh giá đến nay, con trai anh Q đã cải thiện được 80%, con số trong mơ với một gia đình có con mắc bệnh.

Tự tin hơn với diện mạo mới sau 3 năm mắc bệnh, cậu bé 7 tuổi vuốt mái tóc, mỉm cười vì ước mơ cắt tóc mái "sành điệu" như các bạn đã thành hiện thực. Bé nói em không cần phải liên tục bôi kem chống nắng mỗi khi ra đường nữa. Quan trọng hơn, bé đã hoà đồng với các bạn.

BS Tâm cho hay, thông thường bệnh nhân chỉ cần ghép một lần, tuy nhiên cũng có thể ghép thêm để tăng hiệu quả. Hiện nay ekip phẫu thuật ghép đã làm chủ được hoàn toàn kỹ thuật và hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Vị bác sĩ quen thuộc của những bệnh nhân bạch biến này cũng khuyến cáo, để đạt hiệu quả điều trị cao, tốt nhất bệnh nhân nên kết hợp với điều trị bằng ánh sáng trị liệu. sau điều trị, bệnh nhân có thể hoạt động và làm việc bình thường.

Lẫn đầu tiên ở việt nam, kỹ thuật này được tiến hành "chuẩn chỉnh", hiệu quả cao, đem lại nhiều hy vọng mới cho người bệnh bạch biến thể ổ. chi phí điều trị phương pháp ghép này dao động từ 25-35 triệu tùy diện tích tổn thương, rẻ hơn nhiều so với thể giới (tại một số nước chi phí đến 200 triệu đồng một lần ghép).

Các trường hợp được chỉ định ghép:

- bệnh nhân mắc bạch biến ổn định ít nhất 1 năm (trong vòng 1 năm không có tổn thương mới nào hoặc tổn thương cũ không lan rộng).

- Không có hiện tượng Kobner: không xuất hiện tổn thương bạch biến ở vùng chấn thương.

- Không có tiền sử sẹo lồi do chấn thương.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/benh-nhi-dau-tien-nho-tuoi-nhat-viet-nam-chua-lanh-bach-bien-nho-ghep-te-bao-tu-than-20200605081306951.htm)

Tin cùng nội dung

  • Người đàn ông 39 tuổi ở Bắc Ninh mang tinh trùng đầu tròn (dị dạng) không thể thụ thai tự nhiên, đã có con nhờ kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm.
  • TS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn Trực tràng cho biết: bệnh trĩ ở nước ta phổ biến đến mức dân gian có câu: thập nhân cửu trĩ tức mười người thì chín người bị trĩ.
  • Theo WHO, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở Việt Nam.
  • Tôi hay nghe nói đến cụm từ xét nghiệm tế bào để tầm soát ung thư. Có thể tự ý đi xét nghiệm được không? Sự khác nhau giữa xét nghiệm này và sinh thiết? Độ chính xác? Giá cả và thời gian trả kết quả xét nghiệm tế bào? Nhờ Mangyte tư vấn giúp tôi. (Nguyễn Bảo Thoa)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Tế bào gốc là loại tế bào đặc biệt, nó thay thế và tái tạo lại các mô bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, tuổi tác... Nghiên cứu tế bào gốc đem lại hy vọng…
  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được sử dụng để phát hiện bệnh thiếu máu và một số bệnh liên quan đến máu khác. Phết máu là xét nghiệm được thực hiện bằng cách quan sát các tế bào máu dưới kính hiển vi.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY