Dinh dưỡng hôm nay

Bệnh parkinson

Bệnh Parkinson (hay còn gọi là PD) là một rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói, và các chức năng khác.

1. Khái niệm:

  Bệnh Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Nó có đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý. Đây là bệnh mãn tính tự phát, hoặc trong trường hợp thứ cấp, nguyên nhân gây bệnh có thể là do độc tính của một số loại Thu*c, chấn thương đầu, hay các rối loạn y tế khác.

  Đông y gọi bệnh Parkinson là Ma Mộc, Tứ Chi Nhuyễn Nhược, Chấn Chiến, giai đoạn cuối cùng của bệnh được xếp vào loại Nuy Chứng.

2. Cơ chế gây bệnh:

2.1. Quan điểm giải phẫu S*nh l*:

  Theo quan điểm này, khả năng vận động của cơ thể phụ thuộc vào vỏ não (thuỳ trán) và các nhân xám trung ương như: Liềm đen, nhân bèo, nhân dưới đồi… Ở người bình thường, quá trình hưng phấn và ức chế giữa các thành phần của hệ nhân xám là cân bằng. Ở bệnh Parkinson, do lượng dopamine giảm gây mất cân bằng sự hưng phấn và ức chế trong hệ thống nhân xám, làm giảm hoạt hoá vỏ não, gây rối loạn vận động.

2.2. Quan điểm sinh hoá:

  - Bệnh Parkinson là do sự mất cân bằng về vai trò của hai chất trung gian hoá học là dopamine và acetylcholin. Ở người bình thường, dopamine tập trung nhiều nhất ở nhân đuôi, nhân bèo và liềm đen. Dopamine ức chế hoạt tính của nhân đuôi (cựu thể vân) còn acetylcholin thì kích thích hoạt tính của nhân đuôi, vai trò của hai chất này là cân bằng nhau. Khi lượng dopamine giảm thì hoạt tính của acetylcholin tăng lên một cách tương đối, mặt khác acetylcholin là một chất dẫn truyền kiểu kích thích, vì vậy gây nên các triệu chứng căng cứng của bệnh nhân mắc Parkinson.

  - Ngoài dopamine, trong bệnh Parkinson còn có thể thấy rối loạn của nhiều chất dẫn truyền thần kinh khác: Serotonin, cholecystokinin, chất P, enkephalin…

2.3. Thiếu oxy hoá:

  Ở bệnh Parkinson quá trình oxy hóa protid, lipid tăng cao hơn bình thường, đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều gốc tự do có hại cho tế bào nói chung và nhất là tế bào não. Các chất oxy hoá là yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm độc thần kinh bao gồm, các rối loạn thoái hoá. Các thành phần dưới tế bào như ty lạp thể, màng tế bào và các cấu trúc dưới tế bào khác của tế bào thần kinh là mục tiêu tấn công của các chất độc thần kinh bao gồm các gốc tự do.

3. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ:

  Trong bệnh Parkinson, có dopamine bị thiếu hụt. Đây là một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác ở bên trong của não, nó giúp cho tế bào não chỉ huy và kiểm soát được các cử động của bắp thịt ở chân tay và ở mặt. Khi bị bệnh Parkinson, những tế bào sản sinh ra chất dopamine này bị suy thoái và ch*t dần. Khi thiếu chất dopamine, não không chỉ huy vận động cơ bắp được như bình thường.

3.1. Nguyên nhân:

  - Hội chứng Parkinson do thoái hoá nhiều hệ: Liệt trên nhân tiến triển, thoái hoá liềm đen - thể vân, hội chứng Shy - Drager…

  - Do nhiễm khuẩn, Thu*c an thần, nhiễm độc, do chấn thương và do mạch máu.

3.2. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh:

- Tuổi và giới:

  Bệnh Parkinson được coi như là bệnh của người cao tuổi. Những thống kê dịch tễ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao rõ rệt ở những người trên 65 tuổi. Cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh Parkinson, tuy nhiên các tác giả đều cho rằng tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ mắc bệnh giữa nam/nữ khoảng 1,7.

- Nghề nghiệp và môi trường:

  Mọi đối tượng đều có thể mắc Parkinson, những nghiên cứu gần đây cho thấy một số nghề có nguy cơ mắc bệnh Parkinson cao là: Nghề giáo viên, nghề y, nghề hàn, nghề nông, thợ hầm lò, tiếp xúc với kim loại nặng…

- Yếu tố di truyền:

  Những nghiên cứu về mối liên hệ giữa bệnh Parkinson và biến đổi các gen ở người khẳng định rằng di truyền là một yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

  Các gen đã và đang được các tác giả trên thế giới nghiên cứu là gen Alpha synuclein nằm trên nhiễm sắc thể số 4, gen Parkin nằm trên nhiễm sắc thể số 6, gen ApoE nằm trên nhiễm sắc thế số 19 và gen TAU nằm trên nhiễm sắc thể số 17. Một số gen khác được phát hiện gần đây như PARK - 6 nằm trên nhiễm sắc thể số 1, gen Cytochrome P450(CYP2D6)…

4. Phân loại:

Marsden và J.Jankovic chia hội chứng Parkinson thành 4 nhóm lớn:

  - Hội chứng Parkinson nguyên phát: Bệnh Parkinson, bệnh Parkinson thiếu niên.

  - Hội chứng Parkinson do thoái hoá nhiều hệ: Liệt trên nhân tiến triển, thoái hoá liềm đen - thể vân, hội chứng Shy - Drager…

  - Hội chứng Parkinson di truyền: Có một số bệnh như bệnh tiểu thể Lewy lan toả, bệnh Huntington, bệnh Wilson.

  - Hội chứng Parkinson mắc phải (thứ phát): Hội chứng Parkinson do nhiễm khuẩn, Thu*c an thần, do nhiễm độc, do chấn thương và do mạch máu.

5. Triệu chứng:

Triệu chứng khởi phát: Bệnh Parkinson có thể không đặc hiệu và bao gồm cả mệt mỏi và trầm cảm.

-  Một vài người cảm thấy giảm sự khéo léo và thiếu khả năng phối hợp đồng bộ trong các hoạt động như chơi golf, mặc quần áo hoặc leo cầu thang.

-  Một số người thấy đau hoặc có cảm giác thắt nghẹt ở bắp chân hay ở vai.

- Bên tay bị ảnh hưởng đầu tiên sẽ không đong đưa hết biên độ theo nhịp bước đi, bàn chân ở cùng bên có thể sẽ đi kéo lê dưới sàn.

-  Giảm phản xạ nuốt làm tăng lượng nước miếng và sau cùng là chảy nước mũi.

-  Rối loạn hệ thần kinh tự chủ cũng thường hay gặp có thể là táo bón, đổ mồ hôi và rối loạn chức năng Sinh d*c.

-  Rối loạn giấc ngủ cũng thường hay gặp.

Triệu chứng toàn phát:

a. Run khi nghỉ ngơi:

-  Thường là bắt đầu ở 1 bàn tay và sau đó dừng lại.

- Hầu hết các trường hợp thì nó sẽ trở nên tồi tệ hơn trong tình trạng stress và cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.

- Sau vài tháng hoặc vài năm, BN bắt đầu run giật cả hai tay nhưng không đối xứng.

- Triệu chứng run giật có thể có ở lưỡi, môi, hoặc cằm

-  Tính chất run giật của bệnh dễ thấy nhất ở các chi khi nghỉ ngơi.

- Động tác run giật của bệnh nhân giống như động tác đang lăn 1 viên Thu*c bằng bàn tay hoặc chỉ là sự run rẩy bàn tay hoặc cánh tay.

b. Cứng khớp:

-  Cứng khớp được biểu hiện qua giảm khả năng kháng lại lực tác động của người khác làm di chuyển các khớp.

-  Lực kháng này có thể đi theo đường thẳng hoặc theo hình răng cưa.

-  Cứng khớp có thể thấy rõ ràng hơn khi có những cử động cố ý của chi đối bên.

c. Di chuyển chậm chạp:

-  Chậm chạp trong di chuyển, giảm các cử động tự ý và tăng phạm vi cử động.

-  Viết chữ nhỏ, giảm khả năng thể hiện cảm xúc ở khuôn mặt, giảm tỷ lệ chớp mắt và nói nhỏ.

d. Tư thế không vững:

  Mất thăng bằng và phản xạ giúp đứng vững.

e. Các triệu chứng khác

-  Cứng người khi bắt đầu bước đi, xoay người, hoặc khi bước qua bậc cửa.

- Có thể xuất hiện tư thế cong gập của cổ, thân và chi.

-  Những thay đổi về tâm thần có thể xảy ra muộn.

-  Có thể giảm trí nhớ ngắn hạn.

6. Triệu chứng cận lâm sàng:

-  PET (Positron emission tomography) và SPECT (Single-photon emission computed tomography) là 2 phương tiện chẩn đoán hình ảnh có cả độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt bệnh Parkinson với những hội chứng Parkinson thứ phát.

7. Điều trị:

- Mục tiêu điều trị đối với bệnh Parkinson là vừa phải kiểm soát những triệu chứng càng lâu càng tốt vừa hạn chế tác dụng phụ. Các biện pháp điều trị có thể kiểm soát tốt trong khoảng từ 4 đến 6 năm. Sau đó bệnh sẽ tiến triển bất chấp các biện pháp điều trị.

- Người bị bệnh Parkinson, do cử động chậm chạp khó khăn, nên thường trở nên trì trệ hơn, điều đó lại làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn nữa. Vì vậy khi bị bệnh, nên tập thể dục nhiều, càng vận động nhiều thì bệnh càng đỡ nặng hơn, kết hợp vật lý trị liệu.

- Các Thu*c thông dụng được dùng tại Việt nam là: Levodopa, trihexyphenidyl (Artane), pramipexol (Sifrol).

- Bệnh Parkinson biểu hiện ở mỗi người một khác nhau, vì vậy không có một cách dùng Thu*c duy nhất chung cho tất cả bệnh nhân. Việc thăm khám theo định kỳ đều đặn, để điều chỉnh liều lượng từng Thu*c, cũng như phối hợp các kiểu Thu*c với nhau, là rất cần thiết.

8. Chế độ dinh dưỡng:

Ăn theo chế độ ăn lành mạnh:

- Hãy ăn một chế độ ăn cân bằng về dinh dưỡng gồm nhiều hoa quả, rau và ngũ cốc nguyên cám. Những thực phẩm này chứa các chất chống ôxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ chống lại tổn thương do gốc tự do. Chúng cũng chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón.

- Uống 8-10 cốc nước mỗi ngày.

- Tránh uống quá nhiều caffein và rượu.

- Giảm chất béo - đặc biệt chất béo no. Thực phẩm có chứa chất béo no gồm thịt đỏ, sữa, pho mát, kem, dừa và dầu cọ.

- Cố gắng hạn chế tổng lượng chất béo xuống dưới 30% số calo hàng ngày, với không quá 10% có từ nguồn chất béo no.

Vitamin và các chế phẩm bổ sung:

- Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng lượng folat, còn gọi là acid folic hay vitamin B9, thích hợp có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh Parkinson và các rối loạn thần kinh khác, mặc dù điều này còn chưa được xác nhận.

- Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành các thử nghiệm lâm sàng về bổ sung coenzym Q-10, một chất chống ôxy hoá mạnh được cho là có tác dụng sửa chữa khuyết tật ở ti lạp thể thường xảy ra ở bệnh nhân Parkinson.

9. Tự chăm sóc tại nhà:

-  Cần phải xác định mức độ chăm sóc cần thiết và nguồn tài chính dùng cho việc này. Cũng cần phải chỉ định người chăm sóc thích hợp, tốt nhất là chọn người không phải vướng bận gia đình nhiều.

- Nhu cầu của người bệnh Parkinson sẽ tăng lên theo thời gian và yêu cầu đối với người chăm sóc cũng sẽ cao hơn. Người bệnh sẽ bị mất khả năng sống độc lập, nấu ăn, lái xe hoặc thậm chí sử dụng phương tiện công cộng. Do đó người chăm sóc sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

- Căn nhà cần phải rộng đủ để thỏa mãn được những nhu cầu của người bệnh. Cần phải có những dụng cụ đặc biệt như khung tập đi, xe lăn, tủ cạnh giường. Với mục đích an toàn, những vật nguy hiểm và dễ vỡ cũng phải được cất đi.

-  Ngay cả Thu*c dùng để điều trị cũng không nên để trong tầm tay người bệnh nếu như đã có xuất hiện triệu chứng lú lẫn.

-  Cũng như mọi thứ khác, nhu cầu cũng thay đổi theo từng người. Có thể người này chỉ cần sự hỗ trợ vừa phải nhưng những người khác lại cần sự hỗ trợ hoàn toàn.

Ăn và nuốt cẩn thận:

- Ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ.

- Nuốt từng miếng một trước khi đưa miếng khác vào miệng

- Thử xay nhỏ hoặc nghiền nát thực phẩm để ăn dễ dàng hơn.

- Ăn từ từ. Dùng một khay ấm đặt dưới đĩa thức ăn để thức ăn không bị nguội trước khi bạn ăn xong.

Tập luyện:

 Tập thể dục đều đặn là cực kỳ quan trọng đối với người bệnh Parkinson. Nó giúp cải thiện vận động, thăng bằng, tầm cử động và cả sức khỏe cảm xúc. Bác sĩ hoặc bác sỹ lý liệu pháp có thể đề ra một chương trình tập luyện chính thức, nhưng bất kỳ hoạt động thể lực nào, như đi bộ, làm vườn, cũng đều có lợi. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy những bài tập mang trọng lượng cơ thể, như chạy bộ và khiên vũ, còn có ích hơn là lý liệu pháp đối với người bị bệnh Parkinson.

 Hãy đảm bảo kéo giãn trước và sau khi tập. kéo giãn sẽ làm nóng cơ, giúp ngăn ngừa cứng và cải thiện sự linh hoạt và thăng bằng.

Đi bộ:

 Bệnh Parkinson có thể làm rối loạn cảm giác về thăng bằng, khiến khó đi bộ với dáng đi bình thường. Những gợi ý sau có thể giúp ích:

 - Nếu bạn thấy mình đang đi lê chân, hãy đi chậm lại và kiểm tra tư thế. Tốt nhất là đứng thẳng với hai chân cách nhau từ 20-25 cm

 - Mua một đôi giầy đi bộ tốt, tránh giầy chạy.

 - Tập đi những bước dài, nâng cao chân và vung vẩy tay.

 - Nếu bạn bị cứng người lại ở đâu đó, hãy nhẹ nhàng đung đưa người sang hai bên hoặc ra vẻ như bạn đang bước qua một đồ vật nào đó trên sàn.

Tránh ngã:

 Trong giai đoạn muộn hơn của bệnh, dễ bị ngã hơn. Đó là vì bệnh Parkinson ảnh hưởng đến các trung tâm thăng bằng và phối hợp động tác ở não. Trên thực tế, có thể mất thăng bằng chỉ bởi một cái đẩy hoặc huých nhẹ. Các gợi ý sau có thể giúp ích:

 - Hỏi bác sĩ hoặc bác sĩ lý liệu pháp về những bài tập cải thiện thăng bằng, đặc biệt là thái cực quyền.

 - Đi giầy có đế cao su. Chúng ít bị trượt chân hơn giầy có đế da.

 - Thu dọn chăn đệm vương vãi và đảm bảo thảm được trải chắc chắn trên sàn nhà.

 - Lắp tay vịn, nhất là dọc cầu thang.

 - Để dây điện và dây điện thoại ở ngoài đường đi.

 - Lắp thiết bị vịn quanh bồn tắm và bên cạnh toilet.

 - Đảm bảo bạn có thể với được điện thoại từ giường và mang theo điện thoại không dây trong ngày.

Mặc quần áo:

 Mặc quần áo có thể là việc gây bực dọc nhất trong tất cả các hoạt động đối với một số người bị bệnh Parkinson. Việc mất điều khiển cử động khéo léo khiến khó cài khuy và kéo khóa quần áo, và thậm chí khó xỏ chân vào ống quần. Bác sĩ lý liệu pháp có thể hướng dẫn các kỹ thuật làm cho hoạt động hàng ngày trở nên dễ dàng hơn. Những gợi ý sau cũng có thể giúp ích:

 - Dành kha khá thời gian sao cho không cảm thấy vội vã.

 - Để quần áo ở gần

 - Chọn quần áo có thể cởi ra dễ dàng, như quần đông xuân, quần áo đơn giản hoặc quần cạp chun.

 - Dùng quần áo và giầy có khóa dán, hoặc thay khuy trên quần áo bằng khóa dán

Nói:

 Ngay cả ở giai đoạn đầu của bệnh Parkinson, giọng nói có thể trở nên yếu hoặc khàn khàn. Để giao tiếp dễ dàng hơn, hãy:

 - Đối diện với người mà bạn đang nói chuyện, và nói to thong thả hơn mức bạn cho là cần thiết.

 - Tập đọc hoặc kể chuyện to, tập trung vào hơi thở và giọng nói khoẻ.

 - Nói cho chính mình - đừng để người khác nói cho bạn

 - Hỏi ý kiến một chuyên gia ngôn ngữ được đào tạo về điều trị cho người bệnh Parkinson.

Kỹ năng đối phó:

 Một số gợi ý sau có thể giúp bạn đối phó với stress khi sống chung với bệnh Parkinson:

 - Tìm hiểu tất cả những gì có thể về bệnh của bạn: Hãy tìm hiểu cách thức tiến triển của bệnh, tiên lượng, những lựa chọn điều trị và các tác dụng phụ của chúng. Càng biết nhiều, bạn càng có thể chủ động trong việc tự chăm sóc.

 - Hãy tiên phong: Mặc dù bạn thường cảm thấy lo âu hoặc chán nản, đừng để những người khác như gia đình và bác sĩ của bạn đưa ra những quyết định quan trọng hộ cho bạn. Hãy giữ vai trò chủ động trong điều trị.

 - Duy trì hệ thống hỗ trợ mạnh: Các nhóm hỗ trợ không dành cho tất cả mọi người, nhưng đối với nhiều người, nhóm hỗ trợ có thể là nguồn thông tin hữu ích về bệnh Parkinson. Bạn cũng có thể thấy rằng mình trở nên gắn bó lâu dài với những người cũng trải qua những gì mà bạn đang trải qua. Cũng có những nhóm hỗ trợ dành cho những gia đình có người bị bệnh Parkinson.

 - Giảm thiểu stress do công việc: Chẩn đoán bệnh Parkinson không có nghĩa là bạn phải nghỉ làm việc. Trên thực tế, 25%-35% người bị bệnh vẫn tiếp tục làm việc cả ngày hoặc nửa ngày. Nhưng bạn cần tiếp cận với công việc theo cách khác. Bắt đầu bằng cách chia nhỏ công việc ra thành từng nhiệm vụ riêng rẽ. Sau đó xét xem liệu các triệu chứng có ảnh hưởng đến khả năng thực hiện từng nhiệm vụ hay không.

 - Lập một thời gian biểu: cho phép bạn thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất khi bạn dồi dào sức lực nhất. Trong một số trường hợp, bạn có thể nghĩ đến việc làm nửa ngày từ xa hoặc thậm chí thay đổi công việc.

 - Duy trì mối giao tiếp tốt với bạn đời: Phần lớn người bệnh Parkinson muốn được càng độc lập càng tốt. Bạn sẽ cần để cho bạn đời biết được khi nào thì bạn cần giúp và khi nào thì không.

 Đôi khi các cặp vợ chồng cũng gặp những vấn đề về T*nh d*c. Bệnh Parkinson khiển cử động khó khăn hơn, có thể ảnh hưởng đến sự âu yếm. Hơn nữa, một số nam giới bị bệnh Parkinson bị liệt dương và phụ nữ bị giảm ham muốn T*nh d*c. Điều này có thể do hậu quả của các Thu*c điều trị Parkinson hoặc do bệnh. Nhưng những vấn đề này có thể đối phó được. Ví dụ, các Thu*c như sildenafil (Viagra) tỏ ra có ích cho nhiều người bị bệnh Parkinson.

 Ngoài ra, hãy thử đặt lịch trùng với lúc Thu*c phát huy tác dụng cao nhất và bạn ít gặp khó khăn do các triệu chứng. Và hãy nhớ rằng giao hợp chỉ là một cách âu yếm. Vuốt ve hoặc ôm ấp cũng thường làm sâu sắc hơn mối quan hệ mang lại sự thỏa mãn hơn về tình cảm.

 Điều quan trọng nhất là hãy nói thật về cảm xúc và những lo lắng của bạn. Những cảm xúc bị kiềm chế có thể có hại cho sức khỏe trước mắt và lâu dài. Nếu cần thiết, hãy thảo luận vấn đề của bạn với bác sĩ và nhân viên tư vấn.

 - Thành thật với con cái: Nếu bạn có con, đừng cố che giấu bệnh. Trẻ em thường cảm nhận được khi có điều không hay trong gia đình, sự lo âu và sợ hãi về điều không biết đối với chúng thường nặng nề hơn là khi biết sự thực. Hơn nữa, trẻ em cần được an ủi rằng cha hoặc mẹ chúng sẽ ổn và vẫn sẽ ở bên chúng. Trả lời thành thật các câu hỏi của trẻ có thể giúp chúng đương đầu.

10. Hỏi-đáp:

Câu hỏi: Nghe nói có phương pháp mới chẩn đoán bệnh Parkinson bằng cách phân tích giọng nói phải không?

 Các chuyên gia ở ĐH Michigan, Mỹ (MSU) vừa tìm ra một phương pháp mới, phát hiện nhanh bệnh Parkinson bằng cách phân tích giọng nói. Đây là phương pháp mang tính kinh tế lại có độ chính xác tới trên 90% so với các phương pháp truyền thống, đặc biệt là phân tích các hành trình của lưỡi và quai hàm người bệnh khi phát ngôn. Khi mới mắc bệnh, hành trình của các bộ phận này chậm chạp hơn so với những người khỏe mạnh. Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh Parkinson mới chỉ dựa vào mức độ run tay, các hoạt động chậm chạp của cơ bắp hoặc các loại Thu*c người bệnh đang sử dụng. Việc phát hiện ra phương pháp nói trên giúp cho con người phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, can thiệp kịp thời để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Câu hỏi: Tôi bị rối loạn vận động ngoại tháp cách đây 6 năm, run ở chân và tay, tiếng nói nhỏ dần. Cho tôi hỏi rối loạn vận động ngoại tháp là gì, nguyên nhân và cách điều trị?

 “Ngoại tháp” là một thuật ngữ chuyên ngành y học để chỉ một bộ phận của hệ thần kinh điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể. Rối loạn vận động ngoại tháp chính là tình trạng bất thường về cử động và tư thế.
 Rối loạn này được phân thành 2 loại: Rối loạn giảm động như hội chứng Parkinson (động tác chậm chạp, co cứng) và rối loạn tăng động như: múa giật, rung giật cơ,…

 Biểu hiện của bạn hiện nay: run tay, tiếng nói nhỏ dần,… là biểu hiện của hội chứng Parkinson – một dạng rối loạn giảm động ngoại tháp.

 Rối loạn vận động ngoại tháp có thể do nhiều nguyên nhân như: thoái hóa, tổn thương tế bào thần kinh do xơ cứng động mạch não, viêm não, chấn thương, u não, ngộ độc, nhiễm virus, tác dụng phụ của Thu*c hay thậm chí không rõ nguyên nhân.

 Việc điều trị hiện nay phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, trường hợp của bạn mắc hội chứng Parkinson phương pháp điều trị đặc trị vẫn là bổ sung Dopamin để làm giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này đó là hiện tượng nhờn Thu*c, nghĩa là sau 3 – 5 năm Thu*c điều trị sẽ dần mất hiệu lực. Chính vì vậy để tăng cường hiệu quả cũng như kéo dài hiệu lực của Thu*c bạn cũng cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, luyện tập thể dục đều đặn với các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, làm vệc nhà, chế độ ăn dễ tiêu, giàu chất xơ và có thể sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ để tăng cường chức năng não bộ và làm giảm triệu chứng.

11. Tham khảo các địa chỉ khám chữa bệnh:

 KHOA THẦN KINH - BỆNH VIỆN BẠCH MAI

 Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

 Điện thoại: (04).38693731 - Fax: (04).38691607

 KHOA NỘI THẦN KINH - BV TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

 Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

 Email: khcn108@benhvien108.vn

 Website: http://benhvien108.vn

 Điện thoại: (069).572.400 & (069).555.283

 BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

 Địa chỉ: Số 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Tân Bình

 Điện thoại : (08).3864 2142

 Fax: (08).3970 6459

 Email: thongnhathospi@vnn.vn

 Website: www.thongnhathospital.org.vn

 KHOA THẦN KINH HOẶC KHOA NỘI CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c24639d76801b1d2d028a52)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY