Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể phòng ngừa?

Đối với bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có xu hướng ăn ít hơn bình thường và điều này dễ dẫn tới suy dinh dưỡng. Vì vậy, ngoài việc điều trị và dự phòng bệnh, thì chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố rất quan trọng đối với bệnh nhân COPD.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

COPD là một tình trạng phổ biến chủ yếu ảnh hưởng đến người trung niên hoặc người cao tuổi hút Thu*c. Đây là một bệnh viêm phổi mạn tính gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy (đờm) và thở khò khè.

Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các chất khí hoặc hạt vật chất kích thích, thường là từ khói Thu*c lá. Những người bị COPD có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi...

COPD xảy ra khi phổi bị viêm, tổn thương và hẹp đường dẫn khí. Nếu không được điều trị, các triệu chứng của bệnh thường tiến triển nặng hơn. Cũng có thể có những giai đoạn bệnh trở nên tồi tệ hơn, được gọi là đợt cấp hoặc đợt bùng phát. Do đó, người bệnh nên gặp hoặc gọi điện cho bác sĩ chuyên khoa nếu có các triệu chứng COPD dai dẳng.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Hình ảnh bệnh COPD.

Tổn thương phổi do COPD gây ra là vĩnh viễn, nhưng điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển của tình trạng này. Biện pháp điều trị bao gồm:

Ngừng hút Thu*c: Do hút Thu*c lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh COPD, nên ngừng hút Thu*c chính là điều quan trọng nhất người bệnh cần thực hiện để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ống hít và Thu*c giãn phế quản: Giúp người bệnh thở dễ dàng hơn. Có rất nhiều Thu*c giúp cải thiện tình trạng hô hấp. Các Thu*c giãn phế quản và corticoid sẽ được các bác sĩ lựa chọn và kê đơn cho người bệnh.

Kháng sinh chỉ được sử dụng  khi người bệnh có các dấu hiệu của nhiễm khuẩn ở phế quản phổi.

Ngoài ra có thể sử dụng các Thu*c hỗ trợ khác như: Long đờm, Thu*c điều trị các bệnh mắc đồng thời, giúp người bệnh nhanh cải thiện triệu chứng hơn.

Người bệnh sẽ được thở oxy hoặc thở máy hỗ trợ khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

Ngăn ngừa và quản lý COPD như thế nào?

COPD phần lớn là một bệnh có thể phòng ngừa được. Người bệnh có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc COPD nếu tránh hút Thu*c lá, Thu*c lào. Người bệnh sẽ được theo dõi định kỳ hàng tháng tại các phòng quản lý hen, COPD. Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng hô hấp, tư vấn và cấp Thu*c điều trị dự phòng cho người bệnh. Việc tiêm ngừa vắc-xin cúm hàng năm và vắc-xin phế cầu giúp bạn giảm nguy mắc các đợt bùng phát COPD hiệu quả.

Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nếu ăn ít dẫn đến suy dinh dưỡng, người bệnh sẽ dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn phát triển và dẫn tới các đợt cấp của bệnh. Trái lại, nếu ăn uống quá nhiều cũng sẽ không tốt cho bệnh nhân COPD như tăng CO2 máu, thừa cân, béo phì làm xấu đi tiên lượng của bệnh. Vì vậy, người mắc COPD cần có chế độ ăn hợp lý để nâng cao sức khỏe, tránh làm nặng thêm tình trạng của bệnh.

Thông thường, ở bệnh nhân COPD tiêu tốn năng lượng cho quá trình hô hấp gấp 5-10 lần người bình thường. Vì vậy, nhu cầu năng lượng tối thiểu hàng ngày cho các bệnh nhân COPD là 30 kcalo/kg trọng lượng cơ thể. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ 3 nguồn: Chất bột 50%, đạm 15% và chất béo 35%.

Ưu tiên sử dụng chất đạm và chất béo cho bệnh nhân: do các chất béo có lợi cho bệnh nhân hơn, bởi ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 trong máu còn cung cấp năng lượng cao hơn. Tuy nhiên, nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt...), các loại động vật có vú (lợn, bò...), các loại nội tạng động vật… Đối với các chất béo có chứa cholesterol (như trứng, phủ tạng, mỡ động vật...), không nên dùng quá 300mg/ngày.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhNên ăn chất béo từ cá.

Tăng cường bổ sung các loại vitamin, các yếu tố vi lượng: Ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E. Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở bệnh nhân. Bệnh nhân COPD cần lượng xơ khoảng 25-35mg/ngày (từ rau, củ, quả).

Việc uống đủ nước rất quan trọng với bệnh nhân COPD để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng. Có thể sử dụng các loại nước hoa quả vừa để bổ sung nước, đồng thời bổ sung dinh dưỡng. Cần uống khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đã có biến chứng tâm phế mạn thì cần bổ sung nước vào cơ thể theo hướng dẫn của thầy Thu*c.

Nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá no có thể gây khó thở (ăn khoảng 5-6 bữa/ngày). Thực phẩm nên được chế biến nhừ để dễ nhai, tránh phải gắng sức khi ăn khi nuốt. Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm, kỹ. Trong khi ăn vẫn có thể cho bệnh nhân thở ôxy kết hợp. Nên ngồi thẳng lưng khi ăn để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây khó thở.

Ngoài ra, để tăng sức cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn) cần ăn đủ phốt pho, canxi, kali, magiesium. Các chất này có nhiều trong sữa, hải sản, các loai hạt như đậu phộng, hạt điều, rau má…

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhĂn đủ nhóm thực phẩm để không bị suy dinh dưỡng.

Những điều cần tránh trong chế độ ăn

Không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối (đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối sẵn…), bởi lượng muối cao sẽ góp phần gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim, cũng như có thể ứ đọng nước ở phổi làm suy hô hấp nặng lên. Lượng muối đưa vào cơ thể luôn đảm bảo ở mức dưới 3g (khoảng một thìa cafe nhỏ) một ngày là vừa đủ.

Tránh ăn quá nhiều tinh bột và các thực phẩm dễ sinh hơi như hành tây và một số loại gia vị như hạt tiêu, tỏi, ớt... Ăn quá nhiều tinh bột làm tăng sinh CO2 máu và thức ăn dễ sinh hơi gây trướng bụng làm bệnh nhân khó thở, dễ trào ngược, sặc. Hạn chế thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng như rượu, bia, cà phê.

Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây sinh hơi, đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân (củ cải, ớt xanh, dưa cải, bông cải xanh, bông cải trắng, táo, bắp, hành tây, dưa leo, dưa hấu,…). Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

ThS.Huỳnh Như Ý

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-co-the-phong-ngua-n179649.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY