Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sống khỏe Đừng chủ quan với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

(MangYTe) - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD là nguyên nhân gây Tu vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh suy sụp về tinh thần vì phải điều trị suốt đời.

sát thủ thầm lặngthống kê của who cho thấy, mỗi năm toàn cầu có hơn 400 triệu người được phát hiện mắc copd. ở việt nam, theo một số kết quả nghiên cứu dịch tễ học, tỉ lệ mắc copd là 4,1% ở người trên 40 tuổi và có xu hướng tiếp tục tăng cao do tình trạng hút Thu*c lá, Thu*c lào và ô nhiễm môi trường gia tăng.theo ts bs. nguyễn như vinh - trưởng khoa thăm dò chức năng hô hấp bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh: “copd còn được gọi với cái tên là “sát thủ thầm lặng”. trên thế giới, trung bình cứ 10 giây lại có 1 người bệnh copd Tu vong, là nguyên nhân gây Tu vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới. tại việt nam, copd có tỉ lệ Tu vong còn cao hơn tỉ lệ Tu vong do T*i n*n giao thông”.

Điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Phạm Hùng

Biểu hiện của COPD thường không dễ phát hiện. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường ho dai dẳng, khạc đờm, thường là khạc đờm trắng kéo dài từ năm này qua năm khác kèm triệu chứng khó thở, cơ thể mệt mỏi. Những dấu hiệu này thường bị người bệnh bỏ qua, tuy nhiên đây lại là các triệu chứng báo động khiến người bệnh phải nhanh chóng tới cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Thực tế cho thấy, đa số người bệnh thường đến khám khi bệnh diễn tiến nặng. Lúc này, các bác sĩ cần phải đưa ra các phác đồ điều trị lâu dài và phần lớn người bệnh phải điều trị suốt đời.Nguyên nhân chính là do hút Thu*c láVề nguyên nhân, bệnh COPD do tình trạng tổn thương gây tắc nghẽn các đường dẫn khí trong phổi. Các tổn thương này xảy ra khi cơ thể thường xuyên hít phải các chất kích thích có hại trong thời gian dài. Khói Thu*c lá, khói bếp, không khí ô nhiễm, hóa chất, bụi bặm hay tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường xuyên lúc tuổi còn nhỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc COPD. Trong đó, hút Thu*c lá hay hút Thu*c lá thụ động là tác nhân gây bệnh lớn nhất.Các triệu chứng của COPD sẽ được cải thiện khi người bệnh ngừng hút Thu*c lá, dùng Thu*c thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi. Tuy nhiên, đây là một bệnh mạn tính phải điều trị suốt đời. Tình trạng khó thở và mệt mỏi không biến mất hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và sinh hoạt, làm việc gần giống người bình thường.TS BS. Nguyễn Như Vinh chia sẻ thêm: “Không bao giờ quá trễ để bỏ Thu*c lá. Chức năng hô hấp của người bệnh COPD sụt giảm hằng năm như một chiếc xe đang lao xuống dốc. Bỏ Thu*c lá có tác dụng như một cái thắng (phanh) để chiếc xe này lao chậm lại. Đây được xem là biện pháp can thiệp hiệu quả nhất trong điều trị bệnh COPD. Nếu một người bệnh bị COPD mà không bỏ được Thu*c lá thì việc điều trị sẽ bị hạn chế rất nhiều”.Có thể thấy, COPD như một “lưỡi hái tử thần” cho những ai chủ quan trước các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Phương pháp tốt nhất để phòng tránh là hãy tạo một môi trường sống trong lành, không khói Thu*c lá và bụi bặm. Nên thiết lập một chế độ thể dục thể thao tốt cho lá phổi. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến vấn đề khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh sớm, giúp quá trình điều trị được dễ dàng và hiệu quả hơn.

Không bao giờ quá trễ để bỏ Thu*c lá. Chức năng hô hấp của người bệnh COPD sụt giảm hằng năm như một chiếc xe đang lao xuống dốc. Bỏ Thu*c lá có tác dụng như một cái thắng (phanh) để chiếc xe này lao chậm lại. Đây được xem là biện pháp can thiệp hiệu quả nhất trong điều trị bệnh COPD. Nếu một người bệnh bị COPD mà không bỏ được Thu*c lá thì việc điều trị sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/song-khoe-dung-chu-quan-voi-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-408396.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết thay đổi người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản cấp…
  • Cuộc đời của con người là một sự tiến triển liên tục từ khi sinh ra cho đến lúc già nua. Trong suốt quãng thời gian của cuộc đời, cấu trúc và chức năng da sẽ thay đổi theo chiều hướng phát triển mạnh mẽ trong tuổi ấu thơ cho đến khi trưởng thành và sau đó dần bị lão hoá khi tuổi già.
  • Thiếu sắt, cơ thể sẽ mệt mỏi da xanh xao, nhức đầu, mất ngủ... Tuy nhiên, việc bổ sung sắt như thế nào không thể tùy tiện.
  • Mẹ em 63 tuổi, tiểu cầu trong máu đột ngột tăng nhanh trên 2000. Hiện tại bác sĩ vẫn chưa có hướng điều trị.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ ai cũng có những cảm xúc buồn, thương, giận, ghét.
  • Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc nói dối thường xuyên, dù không hại ai, nhưng khoảng 10lần/tuần sẽ tạo thành bệnh lý nói dối.
  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Được gọi là tiểu nhiều (đa niệu) khi thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ ở người lớn hoặc trên 2 lít/1m2 da ở trẻ em.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY