Huyết học hôm nay

Sắt với bệnh lý thiếu máu

Thiếu sắt, cơ thể sẽ mệt mỏi da xanh xao, nhức đầu, mất ngủ... Tuy nhiên, việc bổ sung sắt như thế nào không thể tùy tiện.
Vai trò của sắt trong cơ thể

Sắt là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể, nó có vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể.

Sắt là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) của hồng cầu. Sắt trong huyết sắc tố sẽ kết hợp với oxy ở phổi tạo thành oxyhaemoglobin (tạo màu đỏ của máu) và khi hồng cầu theo các mạch máu di chuyển khắp cơ thể, sẽ phân phối oxy đến các mô (khi đó máu sẽ chuyển thành màu đen).

Sắt là thành phần cấu tạo nên myoglobin: một sắc tố vận chuyển oxy có trong tế bào đến các sợi cơ, giúp cơ hoạt động mạnh mẽ.

Sắt đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, nên các thai phụ trong quá trình mang thai cần phải bổ sung sắt đầy đủ.

Sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn dậy thì.

Sắt có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra bạch cầu, nên giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

Thực phẩm là nguồn cung cấp chủ yếu sắt cho cơ thể. Sắt có nhiều trong gan, thịt, ngũ cốc, cá, rau xanh… Đối với người trưởng thành, lượng sắt cần thiết cho nhu cầu hàng ngày là 14mg.

Khi cơ thể thiếu sắt sẽ gây ra bệnh thiếu máu. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Khi lượng sắt trong thực phẩm không cung cấp đủ hay có sự rối loạn hấp thu chất sắt trong cơ thể hoặc các tế bào hồng cầu không sản sinh ra đủ do cơ thể mất máu nhiều, sẽ gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý hay xảy ra với những người thiếu máu, thường gặp ở nữ giới với tỉ lệ 20 - 30%.

Triệu chứng:

- Da xanh xao.

- Người mệt mỏi, yếu ớt.

- Khả năng tập trung kém (ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập).

- Hơi thở nông, nhịp tim nhanh.

- Chóng mặt, choáng váng.

- Nhức đầu và mất ngủ.

- Viêm loét miệng, lưỡi.

- Móng tay khô, giòn và cong ngược lên trên (móng tay hình muỗng)…

Nguyên nhân:

Do mất máu nhiều trong giai đoạn kinh nguyệt ở phụ nữ.

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu chất sắt.

Có các bệnh lý ở đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày… nên cơ thể không hấp thu tốt chất sắt.

Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú.

Trẻ trong giai đoạn dậy thì, phát triển quá nhanh.

Có các bệnh lý nhiễm khuẩn mạn tính, ảnh hưởng đến sự tạo máu của cơ thể…

Điều trị:

- Tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt với các thực phẩm: thịt, đậu, bánh mì nguyên cám, trái cây, rau xanh…

- Các bệnh lý gây ảnh hưởng đến sự hấp thu chất sắt của cơ thể cần phải được chữa trị thật tốt.

- Bổ sung các loại Thu*c có chứa sắt. các Thu*c này thường chứa sắt ở dạng muối sulfat, muối gluconat hay muối fumarate.

Những lưu ý khi bổ sung sắt:

- Phải tuân theo chỉ định của thầy Thu*c, tránh bổ sung sắt quá liều trong một thời gian dài, sẽ gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường…

- Các tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón.

- Khi uống Thu*c cần tránh xa các bữa ăn 1 - 2 giờ, vì thức ăn làm giảm sự hấp thu sắt.

- Không uống nước chè, sữa, cà phê… ngay sau khi uống Thu*c vì làm giảm hấp thu sắt.

- Tránh phối hợp chung sắt với các Thu*c kháng sinh nhóm tetracyclin và nhóm quinolone, Thu*c kháng acid, hoóc-môn tuyến giáp… vì làm giảm sự hấp thu sắt.

- Vitamin C làm tăng sự hấp thu sắt nên thường được phối hợp với nhau.


Theo DS Mai Xuân Dũng - Sức khỏe và Đời sống
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-sat-voi-benh-ly-thieu-mau-3197.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, nghệ đen có vị cay, đắng, tính ôn, không đọc, có tác dụng phá huyết, thông kinh, hành khí, điêu tích, hóa thực.
  • Đó là kết luận của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins (Mỹ). Họ nhận thấy, hàm lượng vitamin D thấp ở trẻ có thể gây thiếu máu.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ ai cũng có những cảm xúc buồn, thương, giận, ghét.
  • Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc nói dối thường xuyên, dù không hại ai, nhưng khoảng 10lần/tuần sẽ tạo thành bệnh lý nói dối.
  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Được gọi là tiểu nhiều (đa niệu) khi thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ ở người lớn hoặc trên 2 lít/1m2 da ở trẻ em.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là Thu*c bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY