Thận , Tiết niệu hôm nay

Tiểu nhiều có phải là bệnh lý?

Được gọi là tiểu nhiều (đa niệu) khi thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ ở người lớn hoặc trên 2 lít/1m2 da ở trẻ em.
tiểu nhiều cần chẩn đoán phân biệt với các triệu chứng cơ năng khác, như tiểu nhiều lần hay tiểu đêm mà không làm tăng thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ.

Nhiều bệnh nhân trung niên hoặc lớn tuổi đến khám bệnh than phiền về chứng tiểu nhiều trong ngày hoặc về đêm, đa số họ đều có thắc mắc chung với bác sĩ rằng: "Có phải do bệnh thận yếu không ?". Họ đều cảm thấy tiểu nhiều gây rất nhiều phiền toái, cản trở mọi sinh hoạt cũng như tâm lý của họ.

Các bác sĩ khám bệnh đều không khẳng định ngay là bệnh lý, vì có thể không phải là bệnh lý. Do đó để chắc chắn, mọi người bệnh đều được khám kỹ và cho xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp, mới tìm ra nguyên nhân của tiểu nhiều.

tiểu nhiều do đáp ứng S*nh l* bình thường

- tiểu nhiều có thể chỉ do đáp ứng S*nh l* bình thường của cơ thể khi uống nhiều nước.

- Người lớn tuổi: khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm.

- Để kết luận tiểu nhiều do đáp ứng S*nh l* bình thường, người bệnh cần khám kỹ để loại trừ nguyên nhân bệnh lý trước đã.

tiểu nhiều do bệnh lý

Tăng bài tiết các chất hòa tan hoặc lợi niệu thẩm thấu:

Quá tải thẩm thấu: làm tăng lọc cầu thận, tăng nồng độ chất thẩm thấu trong lòng ống thận gây tăng tái hấp thu nước và natri tại ống gần và quai Henle đưa đến lợi niệu thẩm thấu. Các nguyên nhân hay gặp: bệnh đái tháo đường, truyền dịch mannitol, ăn chế độ nhiều protein, truyền đạm nhiều lần làm tăng thải urê trong nước tiểu, chích Thu*c cản quang qua đường tĩnh mạch.

Quá tải muối: thừa muối làm uống nhiều nước gây tăng tiết các yếu tố bài niệu natri, làm tăng tiểu natri kéo theo nước, kết quả là tiểu nhiều. Các nguyên nhân hay gặp: ăn mặn hoặc nuôi ăn qua sonde nhiều thức ăn mặn, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch nhiều dung dịch muối và nước, tái hấp thu dịch trong bệnh cảnh phù, sau hoại tử ống thận cấp hoặc sau khi giải quyết bế tắc đường niệu.

Tăng thải muối: do Thu*c lợi tiểu, bệnh nang tủy thận, bệnh thận mất muối.

Tăng bài tiết nước:

Bệnh cuồng uống: uống nước quá mức nhu cầu, làm tiểu nhiều và độ thẩm thấu huyết tương giảm, độ thẩm thấu nước tiểu giảm và không đáp ứng với vasopressine. Các nguyên nhân hay gặp: rối loạn tâm thần, bệnh lý vùng hạ đồi ảnh hưởng trung tâm khát, Thu*c làm khô miệng gây tăng cảm giác khát (thioridazine, clorpromazine, anticholinergic).

Bệnh đái tháo nhạt trung ương: tuyến yên giảm hoặc ngưng tiết ADH nên thận mất khả năng cô đặc nước tiểu, gây tiểu nhiều. Các nguyên nhân hay gặp: sau phẫu thuật tuyến yên, chấn thương, u tuyến yên, hội chứng Sheehan, nhiễm trùng, hội chứng Guillain-Barre, thuyên tắc mỡ.

Bệnh đái tháo nhạt do thận: ống thận tổn thương làm giảm hoặc không đáp ứng với ADH nên thận mất khả năng cô đặc nước tiểu gây tiểu nhiều.

Các nguyên nhân thường gặp: viêm đài bể thận, bệnh thận do Thu*c giảm đau, đa u tủy, thoái hóa dạng bột, bệnh thận tắc nghẽn, sarcoidosis, thiếu máu hồng cầu hình liềm, do Thu*c hoặc độc chất (lithium, demeclocyline, ethanol, amphotericine, propoxyphene, diphenylhydantoin), bệnh thận đa nang, bệnh nang tủy thận.

Theo mô tả ở trên, tiểu nhiều có rất nhiều nguyên nhân. Nếu người bệnh có triệu chứng tiểu nhiều trên 3 lít trong 24 giờ, phải đi khám để loại trừ nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Mangyte.vn
Theo BS Mạnh Hà - Sức khỏe & Đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tieu-nhieu-co-phai-la-benh-ly-1892.html)
Từ khóa: tiểu nhiều

Chủ đề liên quan:

bệnh lý tiểu nhiều

Tin cùng nội dung

  • Cháu đã đi khám bác sĩ nhưng bác sĩ bảo thận yếu thôi chứ không sao. Tuy nhiên mấy ngày gần đây cháu thấy lượng đi tiểu của cháu nhiều hơn.
  • Cách đây 4 tuần, em thức dậy và đi tiểu rất nhiều lần, tuy nhiên không buốt, vừa tiểu xong là lại buồn tiểu.
  • Tôi đi khám phát hiện có 1 viên sỏi 4mm ở thận phải. Xét nghiệm nước tiểu thì kết quả ghi “cặn dicanxiphotphat”...
  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Mỗi ngày em uống gần 2 lít nước, cứ cách mỗi tiếng hoặc hơn tiếng em lại đi vệ sinh 1 lần, đêm thì 1 lần, có khi không đi. Có phải em bị thận yếu không, Mangyte?
  • Thưa bác sĩ, em năm nay 24 tuổi. 3 tháng nay em cứ đi tiểu thường xuyên 30 phút một lần.
  • Cháu hay đi tiểu nhiều lần trong một ngày, lúc ngủ cháu cũng thường dậy đi tiểu. Xin hỏi bác sĩ cháu bị bệnh gì vậy?
  • Có trường hợp do thói quen ngay sau khi đi tiểu lại uống nước và như vậy sẽ đi tiểu lại trong thời gian ngắn
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY