Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc nói dối thường xuyên, dù không hại ai, nhưng khoảng 10lần/tuần sẽ tạo thành bệnh lý nói dối.
Chúng ta đều biết,
nói dối là một hành vi xấu nhưng có một thực tế rằng,
nói dối tồn tại trong mọi xã hội, ở mọi góc cạnh của cuộc sống. Theo một thống kê gần đây của các nhà tâm lý học Mỹ cho thấy, chúng ta
nói dối trung bình khoảng 10 lần/tuần.
Mặc dù những lời
nói dối này bao gồm cả lời nói tránh sự thật, lời
nói dối không hại ai nhưng điều này vô tình khiến cho chúng ta tạo thói quen
nói dối.
Nhiều chuyên gia đặt ra câu hỏi rằng, phải chăng nếu
nói dối ở mức độ thường xuyên sẽ trở thành bệnh lý?
TS Paul Seager – một giảng viên tâm lý cấp cao cho rằng: “Để xã hội, cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, ở một chừng mực nào đó chúng ta có thể
nói dối”.
Ví dụ như đứng trước một tác phẩm nghệ thuật mà bạn chưa thực sự hiểu, thay vì nói lên quan điểm rằng bạn không thích nó - bạn có thể nói rằng tác phẩm đó đẹp. Đây là một lời
nói dối lành mạnh.
Tuy nhiên, TS Seager lại lãng quên những dấu hiệu chỉ ra một người nào đó đang
nói dối. Đó có thể là hành động vô thức lấy tay che miệng, cọ mũi, đổ mồ hôi, tránh nhìn trực tiếp vào mắt… Bởi vậy nếu thực sự chú ý, bạn có thể phát hiện ra được phần nào người đối diện của bạn thành thật đến đâu.
Nhưng nếu những lời
nói dối xuất hiện với tần suất nhiều hơn sẽ là triệu chứng của một tình trạng bệnh lý.
TS.BS tâm thần học Cosmo Hallstrom cho rằng,
nói dối không ngừng nghỉ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý rối loạn nhân cách.
Ông cho biết: “Hầu hết những người mắc chứng rối loạn nhân cách luôn ở trong một thế giới tưởng tượng và không nói sự thật. Họ làm những việc sai trái nhưng không cảm thấy hối hận với lương tâm của mình. Những đối tượng này thường tập trung vào những lợi ích ngắn hạn, thỏa mãn sở thích trước mắt, bốc đồng mà không suy nghĩ về hậu quả”.
Các chuyên gia cho rằng,
nói dối là một bệnh lý. Theo đó, một số người
nói dối còn không ngừng phóng đại tầm quan trọng của mình trước người khác, họ coi mình là tâm điểm của sự chú ý và mong muốn được người xung quanh tung hô. Đây là hội chứng có tên gọi Munchausen.
Thật khó để có thể xác định được có bao nhiêu người
nói dối xung quanh chúng ta, đó có thể là bạn bè, đồng nghiệp… Tuy nhiên, con người bị cám dỗ để dối trá ở thời điểm hiện tại nhằm giảm thiểu tình trạng khó khăn hay làm mình hạnh phúc hơn.
Hầu hết người
nói dối đều cố thuyết phục mình về điều vừa nói ra sẽ không gây hại cho người xung quanh nhưng nếu bạn cứ tiếp tục bóp méo sự thật, nhận thức của bạn về thực tại cũng sẽ sai lệch theo.
Theo Một thế giới - Khoahoc/Telegraph