Huyết học hôm nay

Tiểu cầu tăng cao là biểu hiện của bệnh lý nào?

Mẹ em 63 tuổi, tiểu cầu trong máu đột ngột tăng nhanh trên 2000. Hiện tại bác sĩ vẫn chưa có hướng điều trị.

Kính gửi bác sĩ,

Mẹ em 63 tuổi, hiện đang điều trị thoái hóa khớp và uống Thu*c điều hòa huyết áp do đã từng bị tai biến mạch máu não. Vừa rồi đi xét nghiệm máu có kết quả tiểu cầu trong máu đột ngột tăng nhanh trên 2000.Hiện tại bác sĩ vẫn chưa có hướng điều trị hay yêu làm thêm xét nghiệm gì nhưng lại yêu cầu theo dõi thêm 7-10 ngày sau đó sẽ xét nghiệm lại xem tiểu cầu có giảm hay không.

Em muốn hỏi hiện tượng nhiều như vậy là của các bệnh lý nào? Nên tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh ngay hay đợi thêm 1 thời gian như lời khuyên của bác sĩ? Khi đi xét nghiệm lại nên yêu cầu bác sĩ cho xét nghiệm những gì ngoài luợng tiểu cầu và bạch cầu hay không?

Xin cám ơn bác sĩ!

(H Thanh - TPHCM)

Bạn Thanh thân mến,

- Đầu tiên phải khẳng định kết quả xét nghiệm của bạn được cung cấp là chính xác. Nếu kết quả này chưa chắc lắm thì bạn không cần chờ đến 1 tuần mà có thể cho mẹ bạn đi thử lại tại một nơi khác tin cậy (chỉ cần làm công thức máu), nếu kết quả tiểu cầu tương đương thì xác định là tăng tiểu cầu.

Tăng tiểu cầu có thể là nguyên phát hoặc là tăng tiểu cầu thứ phát (có nguyên nhân). Bình thường có từ 150.000 đến 450.000 tiểu cầu mỗi microlít máu.

- Tăng tiểu cầu nguyên phát có thể do bất thường của tế bào gốc trong tủy xương tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Nguyên nhân thường không rõ, hoặc do di truyền.Các tiểu cầu không bình thường.

- Tăng tiểu cầu thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân như ung thư, thiếu máu, mất máu, cắt lách, tình trạng nhiễm trùng, do Thu*c.

Tăng tiểu cầu thứ phát có nguy cơ chảy máu và huyết khối thấp hơn do tiểu cầu bình thường nhưng sẽ có nguy cơ huyết khối và chảy máu cao hơn nếu bất động lâu hoặc có những bệnh lý của động mạch.

Về điều trị :

- Hầu hết những người có tiểu cầu cao đều không có dấu hiệu hoặc triệu chứng, hiếm khi có tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng như đông máu và chảy máu.

- Tăng tiểu cầu nguyên phát không có triệu chứng thì chưa cần điều trị. Một số khác có thể cần phải dùng đến Thu*c hay thủ thuật điều trị khác.

- Điều trị tình trạng tăng tiểu cầu thứ phát là tuỳ thuộc vào nguyên nhân.

Về xét nghiệm:

Xét nghiệm để chẩn đoán tăng tiểu cầu là công thức máu. Để kiểm tra tình trạng tiểu cầu và hướng tới nguyên nhân là phết máu ngoại biên, chọc hút và sinh thiết tủy xương (phải có chỉ định của BS).

Ngoài ra, cần làm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân nếu là tăng tiểu cầu thứ phát.

Một số trường hợp tiểu cầu chỉ tăng tạm thời sau đó trở về bình thường (ví dụ do viêm, nhiễm trùng, stress…). Do đó bạn có thể một tuần sau xét nghiệm lại cũng không muộn. Trong thời gian này cần dùng Thu*c theo chỉ định của BS. Nếu có bất thường cần tái khám ngay.

Thân ái chào bạn!

BS-CK1 Hoàng Bích Hồng - Mangyte.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tieu-cau-tang-cao-la-bieu-hien-cua-benh-ly-nao-3130.html)

Tin cùng nội dung

  • Mất ngủ, hay quên, khả năng tập trung kém... là một trong những biểu hiện của stress.
  • Phụ nữ hiện đại luôn phải đối mặt với áp lực, tâm lý nên dẫn đến tâm trạng không tốt. Tâm trạng buồn chán, chán nản và có biểu hiện như thế nào mới được phán đoán là trầm cảm.
  • Có rất nhiều người cho rằng thận hư chỉ có ở đàn ông nhưng theo các nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc chứng thận hư ngày càng tăng.
  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Ở một người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Vậy khi nước tiểu có màu đục là biểu hiện của bệnh gì?
  • Được gọi là tiểu nhiều (đa niệu) khi thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ ở người lớn hoặc trên 2 lít/1m2 da ở trẻ em.
  • Ho ban đêm do rất nhiều nguyên nhân: do các bệnh về đường hô hấp, bệnh tim, trào ngược dạ dày thực quản, cũng có khi là do nhiễm giun còn gọi hội chứng ho ngang.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY