Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Chớ chủ quan với 4 biến chứng này

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không là trăn trở của hầu hết người bệnh sỏi thận và liệu mổ nội soi sỏi thận có chữa được dứt bệnh? Cùng tìm lời giải đáp tại đây.

Biến chứng của bệnh sỏi thận

Thông thường, những sỏi thận nhỏ có khả năng được bào mòn dần và đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp đúng cách, các khoáng chất lắng đọng nhiều hơn làm tăng kích thước sỏi. Lúc này, người bệnh thường xuyên bị làm phiền bởi chứng đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt,...Bệnh sỏi thận không chỉ dừng lại ở các triệu chứng này mà có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Do đó, phụ thuộc rất nhiều vào can thiệp điều trị và ý thức phòng, chữa bệnh của mỗi người. Một số biến chứng do bệnh sỏi thận bao gồm:

Tắc nghẽn đường tiết niệu

Sỏi thận thường xuất hiện ở đài thận, bể thận nhưng chúng không “nằm” im một chỗ mà theo dòng chảy nước tiểu di chuyển xuống các vị trí khác và rơi xuống niệu quản, niệu đạo – là những đường ống rất nhỏ và gây tắc nghẽn. Nước tiểu không lưu thông được, bị ứ đọng tại thận khiến thận ứ nước. Lúc này, các cơ trơn tiết niệu sẽ co bóp mạnh để cố tống đẩy viên sỏi này ra ngoài, gây nên những cơn đau quặn thận cấp tính kèm theo biểu hiện đi tiểu đêm nhiều, nước tiểu ít.

Nhiễm trùng tiết niệu

Những viên kích thước lớn, có cạnh sắc nhọn trong đường tiết niệu là nơi cư trú của nhiều vi khuẩn. Khi di chuyển, chúng cọ xát làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu ở nhiều vị trí dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhận biết gây viêm đường tiết niệu bao gồm: tiểu buốt, tiểu rắt, đau lưng, tiểu ra máu, sốt, ớn lạnh. Trường hợp nghiêm trọng hơn gây viêm thận, thận ứ mủ.

Suy thận cấp tính, mạn tính

Khi gây tắc nghẽn, viêm đường tiết niệu, thận ứ nước, ứ mủ sẽ dần hủy hoại tế bào thận, ảnh hưởng đến chức năng thận với nhiều mức độ. Khi chức năng thận bị suy giảm trên 75% có thể nguy hại đến tính mạng đòi hỏi việc can thiệp tích cực hơn bằng cách chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận rất tốn kém. Một số dầu hiệu cảnh báo suy thận như: sưng phù các bộ phận, thay đổi vị giác, da niêm mạc nhợt nhạt,…

Vỡ thận

Đây là trường hợp rất hiếm gặp nhưng có thể gây Tu vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vách thận rất mỏng nên khi bị ứ quá nhiều nước có thể gây vỡ thận đột ngột.

Bệnh sỏi thận nguy hiểm với nhiều biến chứng ( ảnh minh họa)

Phẫu thuật sỏi thận

Thực tế, không phải ai bị sỏi thận cũng đều phải mổ hoặc tán sỏi. Đây chỉ được coi là giải pháp cấp bách với sỏi kích thước lớn (thường trên 20mm), không đáp ứng với chữa trị nội khoa, sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thận ứ nước, ứ mủ,… để nhanh chóng loại bỏ sỏi thận, tránh tổn thương nghiêm trọng hơn. Hiện nay có một số phẫu thuật sỏi thận được áp dụng như tán sỏi bằng sóng xung kích, tán sỏi nội soi ngược dòng, tán sỏi qua da,… Tuy nhiên, các phẫu thuật sỏi thận có thể tiềm ẩn một số rủi ro như rách niệu quản, sẹo niệu quản, nhiễm trùng, chảy máu,… và sỏi vẫn có thể tái phát sau điều trị. Do đó, hầu hết người bệnh sỏi thận đều mong muốn ngăn ngừa sỏi thận bằng nội khoa để tránh phải phẫu thuật.

Làm tan sỏi thận bằng thảo dược Đông y, tránh phẫu thuật

Việc bài trừ sỏi thận ngay từ khi mới phát hiện khi kích thước sỏi còn nhỏ là rất cần thiết. Thực tế, các Thu*c thường ưu tiên giảm nhanh các triệu chứng nhưng khó tác động sâu vào căn nguyên. Trong khi đó, phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng bởi e ngại về biến chứng phẫu thuật. Chính vì vậy, đòi hỏi một giải pháp tác động toàn diện hơn để đáp ứng 4 mục tiêu :

- Tăng bào mòn, đào thải sỏi thận và cặn lắng trên đường tiết niệu

- Giảm đau, chống viêm, cải thiện triệu chứng sỏi thận

- Ngăn ngừa sỏi tái phát, phòng tránh biến chứng do sỏi gây ra

- Bảo vệ thận và tăng cường chức năng đường tiết niệu

Hướng đến mục tiêu này, hiện nay việc bài trừ sỏi thận bằng Đông y ngày càng được đánh giá cao nhờ nhiều lợi ích vượt trội. Trong vô vàn các thảo dược trị sỏi thận, tiêu biểu phải kể đến bộ 7 thảo dược: Kim tiền thảo, Râu mèo, Râu ngô, Bán biên liên, Xa tiền tử, Nhọ nồi, Hoàng bá. Khi kết hợp đồng thời các thành phần này vừa giúp tăng đào thải sỏi, cải thiện các triệu chứng đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện đồng thời ngăn ngừa sỏi tái phát rất hiệu quả nhờ khả năng kiềm hóa nước tiểu và tăng nồng độ Citrate - là một chất ức chế kết tinh sỏi. Đây chính là ưu thế lớn nhất của giải pháp Đông y này.

An Chu

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-soi-than-co-nguy-hiem-khong-cho-chu-quan-voi-4-bien-chung-nay-n156388.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Chị tôi bị loét dạ dày điều trị đã ổn định. Gần đây đi khám chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Xin hỏi Mangyte, ung thư có mầm mống trước đó hay do loét thành ung thư?
  • Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) Tu vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
  • Triệu chứng viêm ruột thừa đối với trẻ nhỏ, dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa khá đặc trưng: đau bụng.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY