Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Bệnh sốt vàng - yellow fever

Vật trung gian truyền bệnh là muỗi. Muỗi Aedes aegypti chủ yếu gây bệnh sốt vàng ở các vùng nhiệt đới và thành thị châu Phi, muỗi Haemagogus gây bệnh sốt vàng ở các vùng nhiệt đới Nam Mỹ

1. Khái niệm:

      - Bệnh sốt vàng do virut sốt vàng (Yellow Fever Virus) gây ra, gặp chủ yếu ở châu Phi và Nam Mỹ.

      - Virut sốt vàng thuộc nhóm virut Arbo, họ Flaviviridae, giống Flavivirus .

    - Vật trung gian truyền bệnh là muỗi. Muỗi Aedes aegypti chủ yếu gây bệnh sốt vàng ở các vùng nhiệt đới và thành thị châu Phi, muỗi Haemagogus gây bệnh sốt vàng ở các vùng nhiệt đới Nam Mỹ.

      - Mặc dù đã có vacxin hiệu lực cao và an toàn nhưng hàng năm vẫn còn hàng trăm ca sốt vàng ở Nam Mỹ và hàng ngàn ca sốt vàng ở châu Phi.

      - Tỉ lệ mắc bệnh trên số người nhiễm là 1/2-1/20; tỉ lệ Tu vong trên số mắc bệnh là 20%.

      - Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, giới. Ở các vùng nhiệt đới bệnh gặp chủ yếu ở người lớn.

2. Lâm sàng

2.1 Nung bệnh: 3 - 6 ngày

2.2 Khởi phát:

      - Thường khởi phát đột ngột với biểu hiện nhiễm độc, tương ứng với giai đoạn nhiễm virut huyết.

      - Bệnh thường bắt đầu bằng cơn rét run dữ dội, sốt cao 39-400C trong 3-4 ngày, mạch nhanh, nhức đầu nhiều, đau vùng thượng vị, đau mỏi cơ lưng và hai chi dưới. Có thể bệnh nhân bị kích thích mạnh, lo lắng, vật vã, sợ ánh sáng, đoi khi mê sảng. Mặt đỏ ửng, kết mạc xung huyết mạnh...

2.3 Toàn phát:

      - Thường từ ngày thứ 4-5 của bệnh, nhiệt độ giảm trong thời gian ngắn (12-24 giờ), sau lại sốt cao trở lại tiếp khoảng 4-5 ngày nữa.

      - Nổi bật là tình trạng sốt cao, xuất huyết kèm theo dấu hiệu hoại tử gan. Bệnh nhân xuất hiện vàng da, xuất huyết nặng (chảy máu cam, lợi, nôn ra dịch màu đen, ỉa phân đen...), thiểu và vô niệu. Thường có biểu hiện hoang tưởng (thường do viêm não nhiễm độc)

      - Xét nghiệm : Bạch cầu giảm, có thể tăng vào giai đoạn cuối.

      Men SGOT, SGPT tăng. Bilirubin tăng cao. Nước tiểu có Bilirubin và Urobilinogen...

      Protein niệu (+). Trường hợp nặng có suy thận (Ure, Creatinin máu tăng ).

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c2866d276801b56ed683702)

Tin cùng nội dung

  • Theo các nhà khoa học, hạ đường huyết là một biến chứng thường hay xảy ra và ngày càng được chú ý khi bệnh nhân bị mắc sốt rét do nhiễm Plasmodium falciparum
  • Để phòng bệnh sốt xuất huyết do muỗi truyền, khẩu hiệu hành động của y tế dự phòng phát động là “không có bọ gậy, không có sốt xuất huyết”.
  • Các nhà khoa học tin rằng mùi hôi chân của con người có thể sử dụng để thu hút và tiêu diệt muỗi mang mầm bệnh sốt rét ch*t người.
  • Người mắc bệnh sốt xuất huyết sau 1 - 2 tuần sẽ có biểu hiện như: sốt đột ngột, nhiệt độ tăng nhanh lên trên 39 độ C và sốt liên tục.
  • Loại vi khuẩn này có thể khiến nhiều loại côn trùng bị nhiễm độc, bao gồm cả muỗi.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV, yếu miễn dịch hay yếu khả năng chống nhiễm trùng, dễ bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
  • Gần đây, phong trào du lịch khám phá vùng rừng núi rất được ưa chuộng từ bắc chí nam. Sự ưa thích này khiến cho người đi khám phá dễ bị mắc bệnh sốt mò.
  • Sốt rét là bệnh gây nên bởi ký sinh trùng Plasmodium truyền từ người sang người, nhưng gần đây các nhà khoa học còn phát hiện Thuốc kháng sinh có đóng góp không nhỏ làm tăng lây truyền bệnh sốt rét.
  • Tôi ở Lào Cai, gần đây tôi đọc báo thấy nói bệnh sốt mò đang xảy ra ở Yên Bái với số bệnh nhân tăng.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY