Tính đến nửa đầu tháng 8, khu vực phía Nam có 25.723 ca mắc và 74 ca Tu vong do tay chân miệng (TCM), 90% bệnh nhân là trẻ dưới 3 tuổi.
bệnh tay chân miệng (TCM) đã
bùng phát thành dịch và lan rộng. Đó là đánh giá của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong Hội nghị Tăng cường phòng chống bệnh TCM và Triển khai chiến dịch phòng chống bệnh sốt xuất huyết (SXH) diễn ra tại TPHCM vào ngày 15/8.
Bộ trưởng đề nghị Cục Y tế Dự phòng soạn thảo văn bản để công bố dịch trên phạm vi cả nước.
TCM diễn biến phức tạp tại phía Nam
Theo số liệu của Cục Y tế Dự phòng, tính đến đầu tháng 8/2011, cả nước có 32.500 ca mắc bệnh TCM. Trong đó đã có 81 trường hợp Tu vong. Bệnh xuất hiện ở 52 tỉnh, thành và tập trung chủ yếu ở phía Nam và miền Trung.
Tiến sĩ Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM cho biết, tính đến nửa đầu tháng 8, toàn khu vực phía Nam có 25.723 ca mắc và 74 ca Tu vong do TCM.
Hiện nay, TPHCM và tỉnh Đồng Nai là hai địa phương có số ca mắc và Tu vong do TCM đứng đầu cả nước.
Theo BS Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, bệnh TCM tăng đột biến tại TPHCM ngay từ thời điểm đầu năm. Tính đến ngày 14/8, TPHCM có 7.352 ca mắc TCM và 22 trường hợp Tu vong. Trong đó, trên 90% bệnh nhân là trẻ em dưới 3 tuổi. Hầu hết các em không đến trường mà mắc bệnh tại nhà (chiếm 70% trong tổng số bệnh nhân).
Trong khi đó, tỉnh Đồng Nai có 3.413 ca TCM (tính đến nửa đầu tháng 8/2011, theo số liệu của Viện Pasteur TPHCM).
Hiện nay, TCM là bệnh có số ca Tu vong đứng đầu các bệnh truyền nhiễm tại VN.
Đánh giá diễn biến của bệnh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: “Đến thời điểm này, có thể nói dịch đã bùng phát rồi chứ không còn gọi là dịch có nguy cơ bùng phát nữa”.
Bệnh viện quá tải vì SXH, TCM
BV Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 (TPHCM), hai đơn vị tuyến cuối điều trị bệnh nhi cho cả khu vực phía Nam, luôn trong tình trạng quá tải.
“Cao điểm, có đến hơn 7.000 lượt bệnh nhi mắc TCM đến khám tại bệnh viện và gần 2.000 bệnh nhi được điều trị nội trú mỗi ngày”, TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc BV Nhi đồng 1 (TPHCM), cho biết.
Trước tình trạng trên, Khoa Nhiễm của bệnh viện phải di dời bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm khác như sởi, viêm màng não, thủy đậu… sang nằm ở các khoa khác, đồng thời trưng dụng thêm phòng của các khoa khác để cho bệnh nhi mắc TCM nằm điều trị.
“Mặc dù tại thời điểm này, số ca bệnh TCM tại TPHCM đang chựng lại nhưng số ca bệnh tại các tỉnh chuyển về lại tăng lên nên bệnh viện vẫn trong tình trạng quá tải”, Tiến sĩ - Bác sĩ Thượng nói.
Đồng thời, “bệnh SXH đang tăng theo chu kỳ mùa mưa, vài tỉnh có dấu hiệu tăng sớm và cao bất thường”, bác sĩ Thượng nhận định. Tổng số ca SXH nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 1 tính đến ngày 12.8 là 2.159 ca.
Tại BV Nhi đồng 2, chỉ trong nửa đầu tháng 8 (từ 1 - 14/8) đã tiếp nhận 4.085 lượt bệnh nhân TCM và 253 lượt bệnh nhân SXH. Trong đó, có 528 trường hợp TCM phải nhập viện và đã có 1 ca Tu vong. Đồng thời, đã có 172 bệnh nhân SXH nhập viện và 1 ca Tu vong.
Vì vậy, các chuyên gia y tế lo lắng trong tháng 9 tới và 6 tháng cuối năm có khả năng phải đối phó với hai đỉnh cao của hai bệnh cùng một lúc là TCM và SXH.
Giữ bàn tay sạch
Là biện pháp được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định để phòng bệnh TCM nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nói chung.
Theo bà Tiến, trong thời gian qua, ngành y tế chỉ lo chống chứ chưa lo phòng bệnh từ trước, các đơn vị chỉ lo số ca mắc và rồi để sao cho số ca mắc này không Tu vong trong khi không lo để sao cho người dân không mắc bệnh.
Mặt khác, theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Y tế, công tác y tế dự phòng cũng chưa đưa trúng thông điệp đến cho người dân. Nhiều nơi chỉ phát Cloramin B, chất khử khuẩn môi trường, mà không hướng dẫn người dân sử dụng. Tỉnh Đồng Nai chi ra 10 tỉ đồng để phòng bệnh thì đến 8 tỉ mua hóa chất phát cho người dân nhưng không ai biết xài.
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu y tế dự phòng thay vì phát Cloramin B thì phát xà phòng cho mỗi gia đình. Hướng dẫn người dân rửa tay đúng cách, rửa tay nhiều lần trong ngày cho trẻ và cả người chăm sóc trẻ.
Rửa tay đúng cách bằng xà phòng là biện pháp hàng đầu để phòng bệnh.
|
Ngày 15/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã phát động chiến dịch phòng chống SXH năm 2011. Theo đó, từ ngày 1 - 30/9, chiến dịch sẽ đồng loạt triển khai trên 20 tỉnh thành phía Nam.
Gồm các hoạt động: tuyên truyền phòng bệnh, vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng, dẹp vật dụng chứa nước để ngăn muỗi sinh sản.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến đầu tháng 8/2011, cả nước đã có trên 31.900 ca mắc SXH (27 ca Tu vong). Thứ trưởng Huấn đánh giá, trong thời gian cuối năm, số ca bệnh có thể tăng cao gấp 3-4 so với hiện nay.
|
Theo Viên An - Thanh Niên