Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh thường gặp khi thời tiết nắng nóng

Mùa hè dễ bùng phát các bệnh như cúm, sốt xuất huyết, thủy đậu, bạch hầu, viêm da dị ứng...

Hiện, tp hcm, hà nội, nhiều tỉnh thành trong nước đang trải qua thời tiết mùa hè, nắng nóng xen những cơn mưa gây ra cảm giác khó chịu. nắng mưa đột ngột, là môi trường sống của nhiều loại vi khuẩn, virus gây bệnh, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt người cao tuổi, trẻ em.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, người dân dễ gặp phải những bệnh sau đây trong thời gian này:

- Bệnh truyền nhiễm: viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ do vi khuẩn não mô cầu hoặc vi khuẩn H.influenzae, tay chân miệng, thủy đậu hay bạch hầu, đây là các bệnh có thể lây lan thành dịch.

- sốt xuất huyết: nắng nóng kết hợp mưa chuyển mùa là điều kiện thích hợp cho muỗi vằn phát triển.

- ngộ độc thực phẩm: thời tiết nóng nực, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, thêm vào đó là thói quen thức ăn chưa đươc nấu chín (tiết canh, nem chua, bò tái...)

- Bệnh về da: trẻ em thường mắc bệnh rôm, sẩy (trẻ nhỏ), viêm da dị ứng gây ngứa, chàm (eczema). Tác hại của các bức xạ tia UV, bức xạ khác (có trong ánh sáng mặt trời) rất nguy hại, có thể gây một số bệnh về da như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da, bệnh về mắt như đục thủy tinh thể...

Ngoài ra, bạn đối mặt với nguy cơ mất nước và điện giải do ra mồ hôi nhiều, nhất là người làm việc dưới nắng nóng. Mất nước, chất điện giải sẽ làm tim đập nhanh hơn, huyết áp có thể bị tụt, thậm chí trụy tim mạch. Với những người lao động dưới trời nắng nóng, hoặc tắm sông, tắm biển... lúc nắng, nóng có thể bị sốc nhiệt.

Người bệnh tăng huyết áp có thể bị cơn tăng huyết áp kịch phát do nóng, lạnh đột ngột. ví dụ vừa ở ngoài trời nắng nóng thì gặp cơn mưa rào đột ngột, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột nặng thì có thể dẫn đến đột quỵ, mà nhẹ cũng có thể gây cảm sốt kéo dài.

Để tránh mắc phải những chứng bệnh trên, cần lưu ý thực hiện những biện pháp phòng ngừa:

- Tiêm chủng cho trẻ các loại bệnh mùa hè mà đã có vaccine như: viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, thủy đậu, bạch hầu...

- Thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên, vệ sinh môi trường sống xung quanh, xử lý các vật dụng, nơi có thể đọng nước, không để muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết có điều kiện phát triển.

- Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột nhất là ở người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính.

- Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm: ăn chín, uống chín, lựa chọn thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc, cần uống đủ lượng nước hàng ngày, người lớn là 2 lít nước, trẻ em uống khi trẻ khát.

- khi trời nắng nóng không nên ra khỏi nhà, nếu phải ra khỏi nhà cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo chống nắng.

Bên cạnh đó, một trong những cách quan trọng nhất của việc phòng chống bệnh là phải bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt cần quan tâm bổ sung các loại vitamin sau:

Vitamin nhóm B: việc thiếu pyridoxin (vitamin B6) làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào. Các vitamin nhóm B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan.

Vitamin E: làm tăng tính miễn dịch bằng cách bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương, do đó tăng sức đề kháng của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn mạnh. Vitamin E cũng góp phần phòng chống bệnh ung thư và bảo vệ tim mạch. Vitamin có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu, loại rau có lá màu xanh đậm.

Vitamin C:ăng cường miễn dịch, hỗ trợ sản xuất interferon là loại protein do tế bào cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh, là thành phần đạm quan trọng của hệ miễn dịch. Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên. Thực phẩm giàu vitamin C: rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa,... trong các loại quả như bưởi, đu đủ, quýt, cam, chanh,...

Kẽm: giúp tăng cường miễn dịch, giúp làm vết thương mau lành và giúp duy trì vị giác, khướu giác. Các thức ăn giàu kẽm như thịt, cá, tôm, sò, sữa, trứng, ngao, hàu... Ngoài việc dung nạp qua đường thực phẩm, nên bổ sung vitamin vào cơ thể qua các viên đa vitamin khoáng chất nhằm giúp cho việc nâng cao sức đề kháng, miễn dịch.

Lê Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-thuong-gap-khi-thoi-tiet-nang-nong-4131534.html)

Tin cùng nội dung

  • Thế giới sinh vật, động vật và con người hoạt động và phát triển đều chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết rõ rệt. Ở người, ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết khác nhau giữa người trẻ và người cao tuổi (NCT) do đặc điểm sinh học của lứa tuổi này.
  • Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp (THA) nhưng người cao tuổi (NCT) có tỷ lệ mắc cao hơn. Theo thống kê, gần ¾ là người ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên bị THA.
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Tôi bị bệnh tim mạch, nghe nói người bị bệnh này phải cảnh giác khi thời tiết thay đổi nhất là tháng 3 khi có mưa rào.
  • Tôi 40 tuổi, sức khỏe bình thường, làm văn phòng. Gần đây, khi thời tiết bắt đầu lạnh, tôi rất hay bị đau nhức chân tay, mình mẩy. Bệnh làm tôi rất khó chịu, nhiều khi mất ngủ.
  • Thời tiết chuyển mùa, viêm xoang rất dễ mắc phải và rất hay tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc mạn tính.
  • Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... là cơ hội cho những bệnh dị ứng phát triển, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng.
  • Em bị ngứa ở mặt, một đốm ngứa ở bả vai và ngứa từ vùng bụng xuống đến đầu gối. Ngứa nhất là khi trời mưa, trời lạnh và nắng nóng...
  • Thời tiết đang chuyển mùa cộng với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY