Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bệnh thủy đậu ở người lớn và những biến chứng nguy hiểm khó lường

Mặc dù đối tượng dễ mắc bệnh thuỷ đậu là trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng người lớn vẫn hoàn toàn có thể mắc phải căn bệnh này. Vậy bệnh thuỷ đậu ở người lớn có nguy hiểm không? Nó gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của bạn?

Bệnh thủy đậu ở người lớn

Mặc dù bệnh thủy đậu ở người lớn không phổ biến như ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. nhất là với những người có sức đề kháng yếu, chưa từng bị thủy đậu hoặc không tiêm vaccin phòng bệnh.

Bệnh thủy đậu ở người lớn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. dưới đây là các dấu hiệu, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị thường gặp.

1. Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu ở người lớn có triệu chứng tương tự với trẻ em. tuy nhiên chúng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều khi biến chứng. các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường xuất hiện từ 1 - 3 tuần sau khi virus tấn công cơ thể.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh là sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ thể...Những dấu hiệu này thường bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước khi phát ban xuất hiện. Sau đó trên cơ thể sẽ xuất hiện các đốm đỏ và lan ra toàn thân.

Các đốm đỏ phát triển thành mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Sau đó chúng sẽ vỡ ra, trở thành các vết loét, kết vảy và bong tróc. Mụn nước xuất hiện trên khắp cơ thể, thường dao động từ 250 đến 500 nốt.

2. Những đối tượng có nguy cơ mắc thủy đậu cao ở người lớn

Thuỷ đậu ở người lớn thường xảy ra ở những người chưa từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc chưa từng tiêm vaccin phòng bệnh. những người này bị chi phối bởi các yếu tố nguy cơ như:

- Sống, sinh hoạt với trẻ em dưới 12 tuổi, chưa được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.

- Làm việc trong môi trường tập trung nhiều trẻ nhỏ như trường học, công viên giải trí,...

- tiếp xúc trực tiếp với nốt ban hoặc dịch tiết của bệnh nhân thủy đậu hoặc zona.

- Sử dụng chung đồ dùng, hoặc chạm vào vật dụng các nhân của người bệnh như quần áo, chăn màn, giường chiếu,...

Thông thường bệnh thủy đậu ở người lớn không quá nguy hiểm. tuy nhiên nó mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. nghiêm trọng hơn nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khiến bệnh nhân phải nhập viện thậm chí là Tu vong.

Một số biến chứng thường gặp khi người lớn bị thủy đậu như: nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, xương hoặc mô mềm,... gây ra các vấn đề về xuất huyết, mất nước, viêm não hoặc viêm phổi. hội chứng reye, hội chứng sốc độc.

Phụ nữ mang thai chưa từng mắc thủy đậu, người dùng Thu*c ức chế hệ miễn dịch, người có hệ miễn dịch suy yếu, đang sử dụng Thu*c, mới trải qua phẫu thuật ghép tạng, tủy xương,... là những đối tượng có nguy cơ bị biến chứng cao khi mắc thủy đậu.

3. Diễn biến bệnh thủy đậu ở người lớn

Giống như ở trẻ em, thủy đậu ở người lớn cũng trải qua 4 giai đoạn phát triển bệnh.

- giai đoạn ủ bệnh: thời gian ủ bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus. đối với người có hệ miễn dịch suy yếu thời kỳ ủ bệnh sẽ ngắn hơn.

- Giai đoạn khởi phát: Thời kỳ này thường kéo dài từ 1 - 2 ngày. Dấu hiệu bệnh giai đoạn này là sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ C. Người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch dẫn đến mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, phát ban đỏ trên da.

- Giai đoạn toàn phát: Ở thời kỳ này, người bệnh bắt đầu hạ sốt, nổi các nốt mụn nước đỏ, hồng. Các nốt phỏng bắt đầu xuất hiện ở da đầu, mặt, sau đó lan xuống toàn thân. Tùy vào cơ địa của từng người mà số lượng nốt ban có thể nhiều hoặc ít.

- Giai đoạn hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát khoảng 1 tuần, các nốt mụn nước sẽ đóng vảy và bong tróc. Hầu hết các mụn nước không để lại sẹo, ngoại trừ trường hợp bị bội nhiễm do tổn thương hoặc không được chăm sóc đúng cách.

4. Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn

Dù ở người lớn hay trẻ em, nguyên tắc đầu tiên khi điều trị thủy đậu là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương. điều này giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy, khó chịu tránh các hành động cào, gãi của bệnh nhân. đồng thời nó giúp hạn chế nốt đậu lây lan ra các vùng da khác.

Đối với các nốt đậu vỡ, cần được thoa Thu*c sát trùng nhẹ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, bác sĩ sẽ kê đơn Thu*c phù hợp nhất.

Khi các nốt phỏng có dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xử lý kịp thời, tránh mất nước hoặc bội nhiễm nguy hiểm.

Ngoài ra khi điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn có thể sử dụng Thu*c bôi giảm ngứa, Thu*c hạ sốt, giảm đau theo khuyến nghị của bác sĩ.

Đối với một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể kê đơn Thu*c acyclovir hoặc valacyclovir, chống virus, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Thời gian khỏi bệnh thủy đậuở người lớn thường từ 10 đến 14 ngày sau khi mụn nước đóng vảy và bong vảy. tùy vào cơ địa của từng người mà thời gian khỏi bệnh có thể lâu hoặc nhanh hơn.

5. Đối tượng nào không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu?

Mặc dù tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu được thực hiện ở trẻ nhỏ. tuy nhiên để phòng tránh dịch bệnh bất cứ ai cũng nên tiêm vaccine thủy đậu. nhưng có một số đối tượng người trưởng thành tuyệt đối không nên tiêm vaccine thủy đậu để tránh những nguy cơ có thể xảy ra:

- không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu cho người lớn mắc bệnh nặng, có sức đề kháng yếu.

- Phụ nữ có kế hoạch mang thai trong 30 ngày không nên tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.

- Người uống Thu*c steroid hoặc mắc bệnh gây tổn hại hệ miễn dịch. Những đối tượng này có thể bị dị ứng với một số thành phần của vaccine như gelatin, neomycin.

Điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn không quá khó. tuy nhiên, để điều trị nhanh chóng đòi hỏi tính chủ động cao ở người bệnh. bên cạnh đó bạn cần phải tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh để phòng tránh và điều trị đúng cách cũng như hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

Trên đây là một số thông tin cần thiết, liên quan đến bệnh thủy đậu ở người lớn. hy vọng với những kiến thức này bạn sẽ có kế hoạch phòng tránh bệnh thủy đậu cho cả gia đình khi mùa dịch đang đến gần.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/benh-thuy-dau-o-nguoi-lon-va-nhung-bien-chung-nguy-hiem-kho-luong)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Loét dạ dày là bịnh rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm vi khuẩn H.Pylori trong dạ dày và do sử dụng các Thu*c giảm đau chống viêm.
  • Dạo này trẻ em bị sởi và thủy đậu nhiều quá, em muốn đưa bé đi chích ngừa, không biết giá vắc xin là bao nhiêu vậy Mangyte? (Thủy Trúc - thuy…@gmail.com)
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY