Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Bệnh viện Bạch Mai dừng đón tiếp bệnh nhân, không cho ai ra ngoài

Sáng 28.3, Bộ Y tế công bố thêm 2 ca mắc COVID-19 liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai là 2 nhân viên đưa nước sôi của Công ty TNHH Trường Sinh, làm việc tại nhà ăn của bệnh viện.

Ngay lập tức Bệnh viện Bạch Mai thông báo khẩn, bắt đầu áp dụng "nội bất xuất, ngoại bất nhập" chờ đến khi có thông báo mới nhất. Cho tới nay, Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận có 8 ca mắc COVID-19 và lãnh đạo đã quyết định dừng đón tiếp bệnh nhân, phong tỏa một số khu vực trọng điểm.

Hiện Bệnh viện Bạch Mai đã phong tỏa 4 khu vực gồm: Trung tâm Bệnh nhiệt đới, C4 Viện Tim mạch, Khoa Thần kinh, khu nhà ăn bệnh viện. Gần 500 nhân viên y tế, học viên có tiếp xúc gần với các nhiễm COVID-19 đang được cách ly tập trung tại bệnh viện, toàn bộ nhân viên y tế khác có liên quan đang được yêu cầu cách ly tại nhà.

Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành phong tỏa khu vực nhà ăn

Bệnh viện cũng đã yêu cầu toàn bộ toàn bộ người nhà, người thân đã từng đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 13.3 tự cách ly tại nhà, có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất. 8 bệnh nhân mắc COVID-19 được ghi nhận tại bệnh viện Bạch Mai gồm:

- Bệnh nhân thứ 86 là nữ, 54 tuổi, điều dưỡng của Phòng khám ngoại trú HIV, Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai, từng điều trị nội trú tại C4 Viện Tim mạch từ ngày 11 đến 19.3.

- Bệnh nhân 87 là nữ điều dưỡng 34 tuổi làm việc tiếp đón tại khu cách ly Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai, thường xuyên có tiếp xúc với ca bệnh 86.

- Bệnh nhân 107 là con gái của bệnh nhân 86, tiếp xúc với mẹ trong thời gian bệnh nhân 86 về nhà.

- Bệnh nhân 133 là nữ, 66 tuổi, điều trị 3 tuần tại Khoa Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai từ 29.2 đến 22.3.

- Bệnh nhân 161 là nữ, 88 tuổi, nằm cùng phòng với bệnh nhân 133 tại phòng điều trị tự nguyện, Khoa Thần kinh, từ ngày 17 - 22.3.

- Bệnh nhân 162 là nữ, 63 tuổi, con dâu bệnh nhân 161, có vào bệnh viện chăm sóc bệnh nhân 161.

- Bệnh nhân 163 là cháu gái bệnh nhân 161, có vào chăm bệnh nhân 161 tại bệnh viện.

Trước tình hình này, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã yêu cầu các cơ sở tổ chức khám chữa bệnh hạn chế tối đa chuyển người bệnh lên tuyến trên. Trường hợp đặc biệt, bắt buộc phải chuyển tuyến đến điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế yêu cầu cán bộ y tế, người bệnh, người nhà người bệnh tuân thủ các quy định phòng hộ cá nhân, tránh lây nhiễm trong bệnh viện. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, về cơ bản các ổ dịch COVID-19 hiện nay, trong đó có ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai, vẫn đang được kiểm soát.

Cập nhật đến 6 giờ 30 sáng nay 28.3, trong số 169 bệnh nhân đã có 20 ca khỏi bệnh, ra viện. Hiện 149 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang được theo dõi, cách ly, điều trị tại 19 cơ sở y tế trong cả nước. Đa số đều có sức khỏe ổn định.

Đến nay đã có 51 bệnh nhân đang điều trị tại nhiều cơ sở y tế có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, trong đó 21 bệnh nhân có kết quả âm tính lần 2. Trong số các bệnh nhân này, có 7 bệnh nhân số 45, 53, 64, 65, 66, 79 và 90 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi đã khỏi bệnh, dự kiến trong ngày 29 - 30.3 sẽ được ra viện, chuyển cơ sở khác để theo dõi sức khỏe.

Về sức khỏe của 3 bệnh nhân trong tình trạng rất nặng đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (có 1 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO; 2 bệnh nhân còn lại thở oxy), hiện 1 bệnh nhân đã có nhiều tiến triển, không còn phải thở máy. Liên tục trong những ngày qua, các chuyên gia đầu ngành và bác sĩ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã và đang nỗ lực hội chẩn, điều trị các ca bệnh này.

Thành Chung

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/benh-vien-bach-mai-dung-don-tiep-benh-nhan-khong-cho-ai-ra-ngoai-135180.html)

Tin cùng nội dung

  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Bố em có các triệu chứng như ho lâu không khỏi, khó thở, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng... Em thấy có thông tin BV Bạch Mai có khám và tư vấn miễn phí cho những người bị ho lâu khônhg khỏi nhưng không rõ cụ thể như thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn thêm cho em một số thông tin. Trân trọng. (Nông Hoàng Chiến - Nam Định)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY