Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh xá quân y - nơi chăm sóc sức khỏe tin cậy của đồng bào vùng biên

Giờ đây, mỗi khi đau ốm, người dân ở hai xã biên giới Ia Rvê, Ia Lốp, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) có thể đến khám chữa bệnh ngay tại Bệnh xá Quân dân y 737-Đoàn Kinh tế quốc phòng 737 (Quân khu V) đóng chân trên địa bàn, không phải đi xa như trước.

Ia R’vê và Ia Lốp là hai xã khó khăn của huyện Ea Súp, người dân trong xã chủ yếu là những người đi kinh tế mới và di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc đến lập nghiệp.

Do điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, trước đây, mỗi khi có người đau ốm nặng, người dân ở đây lại phải sử dụng xe máy đưa bệnh nhân ra Bệnh viện Đa khoa huyện Ea Súp cách xa 50 km.

Đường xa lại hay bị chia cắt vào mùa mưa lũ khiến nhiều khi việc cứu chữa người bệnh không được kịp thời. Nhiều người vì khó khăn, không có phương tiện đi lại đành “phó mặc” cho thầy cúng chữa trị bệnh bằng cúng bái..., nhiều trường hợp bệnh ngày càng nặng dẫn đến Tu vong.

Đại úy Phùng Bá Cường, Bệnh xá trưởng Bệnh xá Quân dân y 737 cho biết: Năm 2001, Bệnh xá Quân dân y 737 được thành lập với hai phòng khám tại hai xã Ia R’vê và Ia Lốp.

Ngoài khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sỹ, trạm xá còn khám chữa bệnh cho người dân. Sau gần 18 năm hoạt động, bệnh xá đã trở thành địa chỉ tin cậy của người dân vùng biên, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân, bệnh xá đã đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động 20 giường bệnh, trang bị đầy đủ: Máy siêu âm, X-quang, điện tim, xe cứu thương... Bệnh xá được biên chế 2 bác sỹ, 5 y sỹ, 4 y tá và một điều dưỡng. Các y, bác sỹ ở đơn vị luôn được nâng cao về tình độ, tay nghề.

Tính riêng từ năm 2017 đến nay, bệnh xá đã tổ chức khám, điều trị, tư vấn sức khỏe cho 7.338 lượt người ở khu vực hai xã biên giới Ia R'vê và Ia Lốp, trong đó cấp cứu 154 người, chuyển tuyến cho 93 trường hợp…

Bà Lý Thị Hoàng Anh, thôn 11, xã Ia R’vê cho biết, bà thường đưa cháu trai 6 tuổi đến Bệnh xá Quân dân y để khám, chữa bệnh. Cháu của bà bị viêm phổi, hay bị ho, sốt cao. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ cháu đi làm thuê ở xa, bà không biết đi xe máy nên không thể đưa cháu đến bệnh viện huyện được. Mỗi khi cháu bị sốt bà đưa cháu đến trạm xá để được các y, bác sỹ Bệnh xá Quân dân y 737, thăm khám tận tình và được cấp Thu*c miễn phí.

Còn ông Trần Văn Sít, thôn 12, xã Ia R’vê chia sẻ: Trước đây ông và các hộ trong thôn hay đi rừng, kiếm củi, ngủ lại rẫy vào ban đêm, do đó nhiều người bị muỗi đốt dẫn đến sốt rét rừng. Hiện nay, nhờ được các y, bác sỹ Bệnh xá Quân dân y 737 phát Thu*c, chăm sóc tận tình mỗi khi đau ốm, cán bộ còn hướng dẫn đồng bào mắc màn khi ngủ rẫy, nên kiến thức tự chăm sóc sức khỏe của đồng bào trong thôn đã được nâng lên rất nhiều. Số người trong thôn bị mắc bệnh sốt rét rừng không còn nhiều như trước.

Đại úy Phùng Bá Cường, Bệnh xá trưởng Bệnh xá Quân dân y 737 cho biết thêm, cùng với công tác khám chữa bệnh tại bệnh xá, các y, bác sỹ của bệnh xá còn thường xuyên phối hợp với các Trạm y tế cơ sở, Đồn Biên phòng 737 xuống các thôn, làng tổ chức khám chữa bệnh cho người dân.

Cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị đặc biệt quan tâm tuyên truyền cho người dân địa phương việc ăn, ở hợp vệ sinh, từ bỏ hủ tục cúng bái khi đau ốm; cách phòng và tránh một số bệnh dịch thông thường.

Đặc biệt, thời gian gần đây được sự giúp đỡ của các y, bác sỹ trẻ, trí thức trẻ tình nguyện về công tác tại đơn vị, công tác khám chữa bệnh, chăm sóc, tư vấn sức khỏe cho người dân cũng được nâng cao hơn rất nhiều.

Y sỹ Nguyễn Thị Cẩm Thơ, tốt nghiệp ngành Y sĩ đa khoa Trường Trung cấp y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, sau khi ra trường, Thơ xin về làm tình nguyện tại Bệnh xá Quân dân y 737, đến nay đã được 2 năm. Cẩm Thơ sinh ra và lớn lên tại huyện biên giới Ea Súp nên em rất hiểu những khó khăn của người dân vùng biên quê hương.

Từ đó, Thơ mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé cùng với các y, bác sỹ khác, chăm sóc sức khỏe người dân. Những ngày bệnh xá ít bệnh nhân Thơ cùng với các y, bác sỹ, tri thức trẻ xuống các thôn, tuyên truyền cho người dân các biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh bệnh tật.

Theo bà Trần Lệ Thủy, Bí thư Đảng ủy xã Ia R'vê, tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương vẫn còn khá cao, lên tới 64,4%. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến.

Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất ở tuyến y tế xã còn khó khăn, việc chuyển tuyến đối với các trường hợp bệnh nặng gặp nhiều khó khăn do giao thông cách trở. Với sự hỗ trợ của cán bộ, chiến sỹ Bệnh xá Quân dân y 737, công tác khám chữa bệnh cho người dân ở địa phương đã được cải thiện. Việc cứu chữa, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân từng bước được đảm bảo.

Bệnh xá Quân dân y 737 đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy của người dân vùng biên khi bị ốm đau; hỗ trợ ngành y tế cơ sở trong khám chữa bệnh ban đầu. Tấm lòng và sự tận tình của các chiến sỹ mang quân hàm xanh đã và đang góp phần thắt chặt cảm tình quân dân nơi vùng biên cương Tổ quốc.

Tin, ảnh: Phạm Cường (TTXVN)
Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/dan-toc-mien-nui/benh-xa-quan-y-noi-cham-soc-suc-khoe-tin-cay-cua-dong-bao-vung-bien-20181205065223570.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY