Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh zona ở tay, chân: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh zona thần kinh có thể kích hoạt ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, điển hình là ở tay chân. Cần sớm phát hiện và điều trị để nhanh chóng kiểm soát...

Bệnh zona ở tay chân thường có xu hướng dễ diễn tiến nặng hơn ở các vùng da khác. Nguyên nhân là do tay chân dễ bị ma sát nhiều trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Cần chú ý phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh tổn thương da lan rộng cùng nguy cơ nhiễm trùng.

Tìm hiểu về bệnh zona ở tay chân – Nguyên nhân và triệu chứng

Zona thần kinh hiện đang là bệnh lý khá phổ biến. Theo thống kê từ trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì mỗi năm có khoảng 1 triệu người Mỹ được báo cáo mắc bệnh.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở đối tượng người lớn trên 60 tuổi. triệu chứng có thể bùng phát ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. trong đó tay chân được cho là các vị trí “ưa thích” của bệnh zona thần kinh.

Bệnh zona không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. tuy nhiên những triệu chứng của bệnh thường gây ra cảm giác đau đớn, tổn thương da dễ lan rộng nếu không can thiệp kịp thời.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Cũng giống như các thể zona thần kinh ở vị trí khác, bệnh zona ở tay chân là do quá trình tái hoạt động của virus varicella zoster gây ra. loại virus này cũng chính là tác nhân làm bùng phát bệnh thủy đậu. đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao bệnh zona thường xảy ra ở những người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu.

Những yếu tố dưới đây được cho là có liên quan đến sự tái hoạt động của virus varicella zoster. từ đó làm bùng phát bệnh zona ở tay chân:

    Sức đề kháng suy yếu

2. Các dấu hiệu đặc trưng

Bệnh zona ở tay chân rất dễ để nhận biết, bạn cần chú ý đến một số triệu chứng đặc trưng sau đây:

    Vùng da bùng phát bệnh sẽ xuất hiện mụn nước, các vùng da xung quanh có thể bị mẩn đỏ.

Ở những người khỏe mạnh, nếu bị zona thần kinh ở chân tay thì mụn nước thường xuất hiện ít, không gây đau đớn và ít để lại sẹo. Ngược lại nếu có sức đề kháng yếu thì tổn thương da thường chậm lành và cản trở quá trình điều trị.

Bệnh zona thần kinh ở tay chân nếu xảy ra ở những người lớn tuổi thì có thể kéo dài từ vài tháng cho tới vài năm. đồng thời dễ để lại các di chứng về thần kinh dù đã được điều trị hoàn toàn.

Bệnh zona ở tay chân có nguy hiểm không?

Các tổn thương do bệnh zona thần kinh ở tay chân gây ra thường không quá nghiêm trọng và có thể cải thiện nhanh nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách. tuy nhiên, nếu không nghiêm túc điều trị thì một số biến chứng sau sẽ có nguy cơ cao phát sinh:

    Đau dây thần kinh sau herpes

Đôi khi cơn đau do zona vẫn sẽ tiếp tục sau khi các mụn nước đã lành lặn. Tình trạng đau nhức còn có thể kéo dài trong nhiều tháng hay thậm chí là nhiều năm. Đặc biệt là ở đối tượng những người lớn tuổi.

Tình trạng này xảy ra khi các sợi thần kinh gặp tổn thương gửi và phóng đại các tín hiệu đau đớn từ da tới não. tỷ lệ mắc bệnh zona và đau dây thần kinh sau herpes thường tăng theo độ tuổi, khoảng hơn 50% trường hợp xảy ra ở những người trên 60 tuổi.

    Nhiễm trùng da:

Các nốt mụn nước zona nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ rất dễ phát sinh tình trạng nhiễm trùng da di vi khuẩn. điều này không chỉ khiến tổn thương da lan rộng, sâu và nghiêm trọng hơn mà còn gây đau đớn. đặc biệt là dễ để lại sẹo lớn sau khi việc điều trị được hoàn thành.

Cách điều trị bệnh zona thần kinh ở tay chân

Tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng mà có cách điều trị tương thích khi mắc bệnh zona thần kinh ở tay chân. các triệu chứng ở tay chân thường dễ phát triển nặng nề hơn nhưng cũng không khó để khắc phục. bởi tay chân không phải là vùng da nhạy cảm như da mặt hay xung quanh mí mắt…

Dưới đây là một số cách điều trị zona thần kinh ở tay chân phổ biến:

1. Thăm khám và sử dụng Thu*c

Khi các triệu chứng của bệnh kích hoạt, tốt nhất bạn nên chủ động thăm khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng cùng thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa Thu*c phù hợp.

Các loại Thu*c sau thường sẽ được chỉ định:

    Trong bất cứ trường hợp nào, dù nặng hay nhẹ thì các Thu*c kháng virus acyclovir hay zovirax cũng sẽ được chỉ định. Tuy nhiên liều dùng và tần suất sẽ có sự thay đổi cho phù hợp với từng độ tuổi.

Tất cả các loại Thu*c điều trị zona ở tay chân dù là Thu*c bôi hay Thu*c uống cũng cần dùng đúng chỉ định từ bác sĩ. trường hợp toa Thu*c không đáp ứng triệu chứng của bệnh hay có những vấn đề bất thường phát sinh, bạn hãy chủ động báo cho bác sĩ để nhận được sự điều chỉnh kịp thời.

2. Áp dụng mẹo chữa tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng Thu*c thì người bệnh có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên tại nhà để hỗ trợ khắc phục triệu chứng. Dưới đây là một số gợi ý đơn giản và rất dễ thực hiện:

    Liệu pháp chườm lạnh giúp giảm sưng đau:

Lấy một cái khăn mềm nhúng vào nước mát vô trùng. Sau đó đắp trực tiếp lên khu vực da tay chân bị ảnh hưởng. Lặp lại cách này nhiều lần trong ngày bất cứ khi nào vùng da bị bệnh có cảm giác đau rát và khó chịu.

Hoặc thay vì đắp khăn lạnh, người bệnh có thể dùng đá lạnh bọc vào trong một miếng vải mỏng. Sau đó chườm lên vùng da tay chân bị bệnh khoảng 15 phút. Tránh chườm đá lạnh trực tiếp lên da bởi có thể gây bỏng lạnh khiến tổn thương da càng thêm nghiêm trọng.

    Dùng mật ong chữa bệnh zona ở tay chân:

Rất đơn giản, người bệnh chỉ cần lấy một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ để thoa một lớp mỏng bao phủ lên toàn bộ diện tích da bị bệnh. Để khoảng 20 phút đủ cho các chất trong mật ong thẩm thấu vào da. Sau đó dùng nước sạch rửa lại và dùng khăn mềm thấm khô. Với cách này nên thực hiện đều đặn 2 lần/ngày.

    Chữa zona ở tay chân bằng tinh dầu tràm trà:

Sở hữu đặc tính kháng viêm, chống khuẩn mạnh nên tinh dầu tràm trà được tin tưởng sử dụng để điều trị rất nhiều các bệnh lý da liễu như viêm da, á sừng và cả bệnh zona. ngoài khả năng kháng khuẩn và làm sạch da thì tinh dầu tràm trà còn có khả năng làm dịu kích ứng, giảm ngứa và thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương.

Chỉ cần dùng vài ba giọt tinh dầu tràm trà đem pha loãng với nước lọc. Sau đó thoa trực tiếp lên vùng da tay chân đang bị tổn thương do bệnh zona. Cần áp dụng cách này với tần suất 3 lần/ngày để hỗ trợ tối ưu cho quá trình điều trị.

3. Chăm sóc khi bị bệnh zona ở tay chân

Nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau khi không may bị zona thần kinh ở tay chân:

    Tuyệt đối không gãi, chà xát hay để xà phòng, nước bẩn tiếp xúc với vùng da tay chân đang bị nhiễm bệnh. Điều này sẽ làm các mụn nước dễ vỡ ra và làm tăng nguy cơ phát sinh nhiễm trùng.

Bệnh zona thần kinh ở tay chân dù không quá nguy hiểm nhưng dễ để lại hệ lụy nghiêm trọng nếu không sớm phát hiện và điều trị. bên cạnh việc điều trị theo toa Thu*c từ bác sĩ thì bạn cần chăm sóc tốt tại nhà để kiểm soát bệnh tốt nhất, tránh nguy cơ nhiễm trùng hay lây bệnh cho người khác.

Có thể bạn quan tâm:

    Mẹo chữa zona thần kinh bằng phương pháp dân gian bạn nên biết

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-zona-o-tay-chan)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY