Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh zona thần kinh khác giời leo: Đừng nhầm lẫn

Biểu hiện trên da của bệnh zona thần kinh và giời leo khá giống nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn. Để có hướng điều trị phù hợp, bạn cần phân biệt hai bệnh lý này

biểu hiện trên da của bệnh zona thần kinh và giời leo khá giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn. để có hướng điều trị và phòng ngừa phù hợp, bạn cần phân biệt đúng hai bệnh lý này.

Phân biệt zona thần kinh và bệnh giời leo

1. Khái niệm

Zona thần kinh là một dạng nhiễm trùng da do sự tái hoạt động của virus varicella zoster. virus này ẩn theo các dây thần kinh bên trong cơ thể và bùng phát khi có điều kiện thích hợp. chính vì phát sinh do virus nên zona có thể lây qua đường tiếp xúc.

Giời leo là tên gọi dân gian đề cập đến tổn thương bên ngoài da do tiếp xúc với con giời leo hoặc các loại côn trùng khác. tuy nhiên vì biểu hiện lâm sàng giữa zona thần kinh khá giống với bệnh giời leo nên rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai vấn đề sức khỏe này.

2. Biểu hiện lâm sàng

Mặc dù triệu chứng của hai bệnh lý khá giống nhau, tuy nhiên nếu chú ý bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các điểm khác biệt.

Biểu hiện lâm sàng của zona thần kinh:

Zona thần kinh thường phát sinh triệu chứng khu trú dọc theo các dây thần kinh, phổ biến nhất ở cổ – vai – cánh tay hoặc đầu – quanh mắt – trán.

Ban đầu, da sẽ có xu hướng đỏ, hình thành các gờ cao hơn bề mặt da, mọc thành cụm hoặc rải rác. Sau 1 – 2 giờ sẽ hình thành những mụn nước nhỏ chứa dịch trong suốt, khó vỡ và thường tập trung thành cụm. Dần dần dịch sẽ chuyển sang màu đục, vỡ ra thành các vết loét, đóng vảy và để lại sẹo. Thời gian từ khi triệu chứng phát sinh đến khi lành sẹo kéo dài từ 20 – 30 ngày.

Bên cạnh các triệu chứng trên da, zona thần kinh còn biểu hiện qua các dấu hiệu khác như mệt mỏi, đau đầu, các hạch lân cận có thể sưng lên.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh giời leo:

Giời leo thực chất là tổn thương da do tiếp xúc nên mức độ ảnh hưởng thấp, thường chỉ khu trú tại vùng da tiếp xúc với côn trùng. Vì vậy, triệu chứng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí da nào.

Triệu chứng trên da bao gồm da đỏ, ngứa rát và có thể xuất hiện các mụn nước mọc hoặc không. Với bệnh giời leo, triệu chứng biến mất khá nhanh chóng. Tính từ thời điểm phát sinh tổn thương da đến lúc lành sẹo chỉ kéo dài dưới 10 ngày.

3. Biến chứng

Zona thần kinh phát sinh do virus nên có thể để lại một số biến chứng ở dây thần kinh. trong khi đó, bệnh giời leo hầu như không để lại bất cứ tổn thương nào nghiêm trọng.

Biến chứng của bệnh zona thần kinh:

    Đau dây thần kinh ngay cả khi đã điều trị

Khắc phục zona thần kinh và bệnh giời leo

Vì không cùng căn nguyên nên cách khắc phục zona thần kinh và giời leo cũng hoàn toàn khác nhau. việc áp dụng sai cách điều trị có thể khiến tổn thương da kéo dài và gây sẹo vĩnh viễn.

1. Điều trị zona thần kinh

Zona thần kinh thực chất là một dạng nhiễm trùng da cấp tính, vì vậy quá trình điều trị sẽ tập trung vào ức chế vi khuẩn bên trong cơ thể và bên ngoài da.

Điều trị tại chỗ:

Sử dụng Thu*c sát khuẩn , Tím methyl 1%, Xanh methylene 1% hoặc dùng Thu*c mỡ Acyclovir nhằm ức chế vi khuẩn trên da.

Trong trường hợp tổn thương da đau nặng, có thể dùng các loại Thu*c gây tê tại chỗ như Lidocain gel hoặc Capsaicin.

Điều trị toàn thân:

Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị dùng Thu*c kháng virus đường uống để kìm hãm sự phát triển của virus gây bệnh.

Thông thường sẽ dùng Acyclovir 200mg: Uống 1 viên/ 5 lần/ ngày, mỗi liều cách 4 giờ, liên tiếp trong 7 ngày. Ngoài ra, có thể phối hợp với kháng sinh nếu nghi ngờ bội nhiễm.

Bên cạnh những triệu chứng trên da, zona thần kinh còn làm tăng thân nhiệt, gây mệt mỏi và nhức đầu. để cải thiện tình trạng này, có thể dùng paracetamol hoặc Thu*c nhóm diazepam.

Nếu cơn đau không đáp ứng với những loại Thu*c này, có thể sử dụng Thu*c chống trầm cảm ba vòng hoặc Thu*c ức chế thần kinh.

2. Điều trị bệnh giời leo

Giời leo là một dạng của viêm da dị ứng tiếp xúc nên thường được điều trị tại chỗ.

Trước tiên cần vệ sinh da sạch, sau đó sử dụng Thu*c steroid điều trị tại chỗ nhằm giảm ngứa và sưng. Tuy nhiên chỉ sử dụng Thu*c không quá 10 ngày vì nhóm Thu*c này có thể gây teo collagen, khiến da bị co rút và bào mòn.

Sử dụng Thu*c chứa steroid có thể gây khô da, vì vậy bạn nên kết hợp với các loại kem dưỡng có khả năng làm dịu và bổ sung nước cho da.

Khi điều trị giời leo và zona thần kinh, cần hạn chế gãi lên vùng da bị tổn thương. điều này có thể khiến da chảy máu và hình thành các vết sẹo sâu, khó lành.

Phòng ngừa zona thần kinh và bệnh giời leo

Mặc dù zona thần kinh và bệnh giời leo hiếm khi gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng, tuy nhiên tổn thương trên da do hai bệnh lý có thể gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và bứt rứt. chính vì vậy, bạn nên chủ động bảo vệ cơ thể khỏi các vấn đề này.

biện pháp phòng ngừa zona thần kinh và giời leo:

    Để hạn chế bệnh giời leo, bạn cần tránh để da tiếp xúc với loại côn trùng, hóa chất hoặc một số thành phần dễ gây dị ứng.

Như vậy có thể thấy zona thần kinh và bệnh giời leo là hai vấn đề sức khỏe có căn nguyên và tính chất hoàn toàn khác nhau.

Khi phát sinh triệu chứng trên da, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng và tiến hành các biện pháp phù hợp. Tự xác định bệnh thông qua biểu hiện lâm sàng có thể dẫn đến tình trạng nhầm lẫn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/zona-than-kinh-khac-gioi-leo)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh suy nhược thần kinh - còn gọi là tâm căn suy nhược được xác định là do căn nguyên tâm lý (chấn thương tinh thần, stress...) gây nên.
  • Anh Nguyễn Duy Hải (31 tuổi) với khối u nặng 80kg được các bác sĩ chẩn đoán bước đầu là u sợi thần kinh. Vậy u sợi thần kinh là gì?
  • Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý.Thiên ma còn gọi là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ củ. Thường để cả củ khô, khi dùng ngâm nước gừng thái lát. Theo Đông y, thiên ma vị cay, tính bình; vào kinh can, có tác dụng bình can tức phong, hoạt lạc, thông tý. Hằng ngày có thể dùng 4 - 12g bằng cách nấu, sắc, ngâm, hãm. Sau đây là cách dùng thiên ma chữa bệnh:
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Bệnh teo thần kinh thị là do sợi thần kinh thị giác (TKTG) ở người bệnh vì nguyên nhân nào đó mà phát sinh biến chứng làm ảnh hưởng đến công năng truyền dẫn các xung động của nó về trung ương thần kinh, làm cho người bệnh có thị lực giảm đi rõ rệt hoặc mất hẳn.
  • Nhiễm ấu trùng sán dải heo hệ thần kinh trung ương (hay còn gọi là nhiễm ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương – Neurocysticercosis) là bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất của hệ thần kinh và là nguyên nhân chính của bệnh động kinh ở các nước đang phát triển. Đây cũng là một vấn đề trong các nước công nghiệp vì sự nhập cư của những người lành mang trùng từ các vùng dịch tễ.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY