Theo bảng tính mức cân nặng chuẩn của WHO, trung bình một người nam khoảng 20 tuổi, chiều cao trên 1,6 m, thì cân nặng tiêu chuẩn khoảng 60 kg.
Không ai trong gia đình hùng bị thừa cân, béo phì, tức là tình trạng béo phì của anh không liên quan di truyền. anh thừa nhận từ khi còn là học sinh trung học đã ăn uống vô tội vạ, mỗi bữa 4 bát cơm và nhiều thịt, thích uống trà sữa, bánh kẹo kèm đồ ăn nhanh như gà rán, pizza...
Thói quen ăn uống này diễn ra nhiều năm, với nghịch lý là "càng tăng cân càng có cảm giác thèm ăn, càng ăn nhiều càng muốn ăn thêm", Hùng chia sẻ.
Béo phì, mệt mỏi, vận động khó khăn, có hiện tượng suy giảm trí nhớ, mất tập trung, Hùng đến Viện Dinh dưỡng Quốc gia khám vào cuối tháng 3. Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết Hùng là bệnh nhân nặng cân nhất bác sĩ từng tiếp nhận.
Chỉ số kích thước vòng eo cho thấy hùng bị béo phì nghiêm trọng, kết quả xét nghiệm rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa glucose sớm, đo mật độ xương nguy cơ cao loãng xương.
"Nếu bệnh nhân không thay đổi lối sống để giảm cân thì sẽ dẫn đến vô vàn bệnh lý như bệnh về tim mạch, đái tháo đường, xương khớp...", bác sĩ Hưng nói.
Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ngày nào cũng có bệnh nhân là người trẻ, trẻ em đến khám và tư vấn về bệnh lý thừa cân, béo phì. Bác sĩ Hưng cho biết trong số người đến khám có 30% là béo phì, bên cạnh các bệnh lý khác như suy dinh dưỡng, đái tháo đường, loãng xương, tiêu hóa, hậu phẫu...
Em bé nặng cân nhất mà bác sĩ Hưng điều trị là bé trai 11 tuổi, cao 1,64 m, nặng 87 kg, trong khi theo chuẩn cân nặng của bé là 52 kg. Gia đình cho biết từ nhiều năm nay bé thường xuyên ăn thức ăn nhanh như gà rán, xúc xích, uống nước ngọt, ăn thịt, không ăn rau, lại lười vận động. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy bé bắt đầu xuất hiện tình trạng rối loạn mỡ máu.
Số liệu viện dinh dưỡng quốc gia năm 2010, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 5,6%, 5-19 tuổi là 8,5%. hiện tỷ lệ này lên tới 7,4% và 19%, theo kết quả điều tra dinh dưỡng năm 2020, cũng do viện dinh dưỡng quốc gia tiến hành. các thành phố lớn như hà nội, tp hcm, hải phòng, đà nẵng... tỷ lệ trẻ béo phì cao hơn vùng nông thôn.
Bệnh nhân cao 1,63 m nặng 114 kg. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Bác sĩ hưng đánh giá, tuổi của người thừa cân béo phì ngày càng trẻ, tỷ lệ béo phì mức độ nặng cũng ngày càng tăng. nguyên nhân chính của thừa cân, béo phì là cơ thể được cung cấp năng lượng quá nhiều so với nhu cầu gây mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao.
WHO khuyến nghị mức tiêu thụ thịt một người mỗi ngày là 50-80 g, trong khi đó trung bình một người Việt tiêu thụ gấp đôi, với 134 g thịt mỗi ngày, ít ăn rau. Sở thích ăn uống ở người trẻ, nhất là trẻ em, cũng không hợp lý, thích ăn thực phẩm nhiều chất béo, chất đạm, bột đường như đồ ăn nhanh, chiên xào, quay rán, uống đồ ngọt...
"chế độ ăn này khiến cơ thể nguy cơ dư năng lượng càng nhiều, kéo dài gây rối loạn chuyển hóa, dẫn tới thừa cân, béo phì trầm trọng", bác sĩ hưng cho biết.
Bên cạnh đó, gia đình cũng không nhắc nhở, để con cái ăn uống thỏa thích, lâu dần thành thói quen khó bỏ. Bình thường, cơ thể gọn gàng sẽ dễ tập thể dục hơn. Người thừa cân cảm thấy khó khăn khi rèn luyện thể chất, không tập thể dục hoặc ít tập, năng lượng được tiêu hao càng ít đi, giảm cân khó khăn.
Người béo phì nguy cơ bệnh tật cao hơn người bình thường, đặc biệt là các bệnh tiểu đường, tim mạch, xương khớp, các bệnh lý đường tiêu hóa, suy giảm trí nhớ, không tập trung... một số nghiên cứu cho thấy sự liên quan giữa béo phì và ung thư.
Bác sĩ Hưng khuyên nên tham khảo tháp dinh dưỡng nhằm bảo đảm chế độ ăn uống hợp lý, cân đối về mặt dinh dưỡng, giúp bạn khỏe mạnh.
Tháp dinh dưỡng. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
*Tên nhân vật được thay đổi