Bệnh thường gặp hôm nay

Bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng không ít mẹ bầu gặp phải.

Nhiều mẹ bầu thường xuyên than phiền về việc bị chướng bụng đầy hơi trong thai kỳ, nhất là ở giai đoạn 3 tháng đầu. chứng bệnh này làm cho cơ thể bà bầu mệt mỏi và gây ra tình trạng khó chịu như ợ hơi, ợ chua hay ợ nóng. vậy nguyên nhân khiến bà bầu bị đầy bụng là do đâu và cách xử lý thế nào?

Những triệu chứng khi mẹ bầu bị đầy bụng

Khi bị đầy bụng khó tiêu, mẹ bầu sẽ thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:

- Tức phần bụng như có vật gì mắc ở phía trên, bụng luôn có cảm giác như chứa đầy nước, đầy hơi, thường xuyên ợ chua hoặc ợ khan.

- Cảm giác ăn nhanh no, chán ăn thậm chí bỏ bữa do dịch tiêu hóa không được tiết ra nên cơ thể không có cảm giác thèm ăn và luôn cảm thấy ngán khi nhìn đồ ăn. Nếu cố gắng nuốt thức ăn chị em sẽ cảm thấy vướng nghẹn vùng cổ họng và đôi khi muốn buồn nôn.

- Một số mẹ bầu có thể bị tiêu chảy, táo bón.

bi day bung khi mang thai 3 thang dau co nguy hiem khong? - 1

Đầy bụng khi mang thai khiến mẹ bầu buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn. (Ảnh minh họa)

Những nguyên nhân gây đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc bị đầy bụng chính là do chế độ ăn uống không hợp lý, hay thay đổi làm trì trệ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và ruột. khi mang thai, mẹ bầu thường ăn thêm nhiều món lạ, ăn tăng số lượng và do đó dễ bị đầy bụng, khó tiêu,

Thêm vào đó, mẹ bầu 3 tháng đầu thường rất thèm ăn, trong đó gồm những món ăn không tốt và có hại cho đường tiêu hóa như ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, uống nhiều cà phê, nước trái cây đóng hộp, nước có gas, nạp thức ăn nhiều gia vị, đường và tinh bột,… những loại thực phẩm này là "thủ phạm" chính gây nên chứng đầy bụng.

Bị đầy bụng khi mang thai xử lý thế nào?

Trước tiên, đầy bụng khi mang thai là hiện tượng hoàn toàn bình thường, không hề ảnh hưởng gì đến thai nhi. tuy nhiên, chúng cũng khiến mẹ bầu cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Để khắc phục tình trạng đầy bụng này, mẹ bầu nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và thói quen sinh hoạt khoa học như sau.

Ngủ đúng tư thế

Mẹ bầu nên kê gối cao, kê thêm một chút dốc ở dưới lưng khi ngủ sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do chứng đầy hơi, trướng bụng gây ra.

Tránh xa Thu*c lá

Không cần hút Thu*c mà chỉ cần ngửi khói Thu*c không cũng khiến tình trạng đầy bụng của mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. khói Thu*c gây đảo lộn dịch dạ dầy, từ đó làm cảm giác đầy bụng càng thêm khó chịu hơn.

bi day bung khi mang thai 3 thang dau co nguy hiem khong? - 2

Để khắc phục tình trạng đầy bụng, mẹ bầu cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. (Ảnh minh họa)

Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì ăn 3 bữa chính quá nhiều và no trong ngày, bầu nên chia nhỏ bữa ăn, khoảng 5-6 bữa để giảm chứng đầy hơi thai kỳ. Khi ăn, cố gắng nhai kỹ, từ từ và chậm rãi. Hạn chế vừa ăn vừa uống, nên uống trước hoặc sau bữa ăn.

Vận động nhẹ nhàng

Mẹ bầu tuyệt đối không nằm ngay sau khi ăn, thay vào đó cố gắng vận động nhẹ nhàng, tốt nhất là đi bộ sau khi ăn 1 tiếng để kích thích tiêu hóa.

Một số thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị đầy bụng

Khi mang thai, mẹ bầu nên tránh những loại thực phẩm dưới đây:

- Thực phẩm hoặc hoa quả quá chua và cay là thủ phạm khiến dạ dày “mệt mỏi”, dẫn đến trướng bụng, ợ hơi.

- Món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Các mẹ nên hạn chế ăn những món này.

- đồ uống có ga như nước ngọt, nước tăng lực… dẫn đến chướng bụng và đầy hơi. chúng cũng không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai nên bạn cần hạn chế.

- Các loại cá và thịt hun khói.

- một số loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng axit trong dạ dày, khiến chứng đầy bụng khi mang thai trở nên trầm trọng hơn.

bi day bung khi mang thai 3 thang dau co nguy hiem khong? - 3

Ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp kích thích tiêu hóa. (Ảnh minh họa)

Thay vào đó, mẹ nên ăn các loại thực phẩm nhiều chất xơ, có khả năng kích thích tiêu hóa như:

- Những loại trái cây như đu đủ chín, chuối, táo, lê, nho… có tác dụng cung cấp chất xơ , rất có lợi cho tiêu hóa và nhuận tràng.

- bà bầu có thể dùng nghệ tươi hoặc bột nghệ khô để hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn và hỗ trợ dạ dày khi bị chướng bụng đầy hơi.

- lá tía tô không những có tác dụng an thai, chữa cảm cúm, ho sốt, đờm… mà còn giúp bà bầu giảm được chứng đầy bụng, khó tiêu rất hiệu quả nữa đấy.

>> XEM TIẾP:

Những bà bầu có nguy cơ bị vỡ tử cung - tai biến sản khoa cực kỳ nguy hiểm

chuyên mục bà bầu – nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về thụ thai, mang bầu, những kinh nghiệm sinh nở cho phụ nữ trước, trong và sau khi có thai.

Mời độc giả có những thắc mắc, chia sẻ, tâm sự liên quan đến vấn đề này gửi thư về địa chỉ babau@eva.vn để được chia sẻ, tư vấn từ chuyên gia.

Theo Minh An (T/h) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/bi-day-bung-khi-mang-thai-3-thang-dau-co-nguy-hiem-khong-c85a336828.html)

Tin cùng nội dung

  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY