Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bị kiến đốt khi làm vườn, người đàn ông rơi vào tình trạng sốc phản vệ nguy kịch

Chỉ sau vài phút bị kiến đốt, bệnh nhân xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nặng kèm các triệu chứng như khó thở, tức ngực, nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân...

Chỉ sau vài phút bị kiến đốt, bệnh nhân xuất hiện tình trạng sốc phản vệ nặng kèm các triệu chứng như khó thở, tức ngực, nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân...

Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một trường hợp bị sốc phản vệ nguy kịch do kiến đốt.

Người nhà bệnh nhân cho biết, sáng 25/8, khi đang làm vườn thì bệnh nhân bị kiến xoan trên cây rơi vào người và bị đốt vùng nhiều ở vùng gáy và ngực.

Chỉ vài phút sau khi bị kiến đốt, bệnh nhân xuất hiện tình trạng khó thở, tức ngực, nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân. Ngay lập tức, người nhà đưa bệnh nhân vào viện cấp cứu.

Bị kiến đốt khi làm vườn, người đàn ông rơi vào tình trạng sốc phản vệ nguy kịch - Ảnh 1

Bệnh nhân hiện qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi tại khoa Hồi sức cấp cứu. Ảnh: Dân trí

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng toàn thân bệnh nhân nổi sần đỏ, thở rít, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, phù nề toàn bộ mặt, môi. Nhận định bệnh nhân bị sốc phản vệ, các bác sĩ lập tức cấp cứu theo phác đồ sốc phản vệ.

Sau lần tiêm adrenalin đường bắp (Thu*c chống sốc phản vệ) đầu tiên bệnh nhân vẫn trong trạng thái khó thở, rít thanh quản, huyết áp tụt thấp. Bệnh nhân tiếp tục được tiêm adrenalin lần hai. Khoảng 5 phút sau, bệnh nhân có dấu hiệu giảm khó thở, rít thanh quản giảm, còn mẩn đỏ ngứa toàn thân.

Đến chiều cùng ngày, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang được theo dõi tích cực tại khoa Hồi sức cấp cứu.

Theo bác sĩ Lê Văn Hợi, Trưởng khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, sốc phản vệ là một phản ứng nghiêm trọng với một tác nhân, chẳng hạn như dị ứng, và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một kích hoạt.

Các triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: lâng lâng hoặc ngất xỉu, khó thở, nhịp tim nhanh, da sần sùi, mất ý thức… Sốc phản vệ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và hậu quả vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cũng theo bác sĩ Hợi, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như: ong đốt, kiến đốt, tiêm, uống Thu*c, ăn các loại thực phẩm... người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, chữa trị kịp thời”.

Vũ Đậu (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/bi-kien-dot-khi-lam-vuon-nguoi-dan-ong-roi-vao-tinh-trang-soc-phan-ve-nguy-kich-a336652.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY