Khoa học hôm nay

Bí mật về voi tí hon mất tích nửa thế kỷ bỗng tái xuất kỳ diệu, giới khoa học phấn khích ăn mừng

Đã rất lâu rồi giới khoa học mới lại nhìn thấy loài vật đặc biệt này. Đó cũng là lý do vì sao họ vui mừng trong khoảnh khắc chúng xuất hiện khỏe mạnh.

Trên thế giới có rất nhiều loài động vật đặc biệt, chuột chù voi somali là một trong số đó. chúng vốn là chuột, nhưng lại có vẻ ngoài giống voi. thế nên nhiều người vẫn gọi chúng là “voi tí hon”.

Chuột chù voi Somali.

Chuột chù voi Somali có tên khoa học là Elephantulus Revoilii. Chúng chỉ dài khoảng 17 – 57cm, sở hữu chiếc mũi dài như voi, đôi mắt to tròn, đuôi dài, bộ lông vàng, chân cao nhỏ. Loài chuột này có khứu giác và xúc giác vô cùng nhạy cảm.

Với thân hình nhỏ bé, chuột chù voi somali di chuyển rất nhanh nhẹn, có thể chạy 30km/h. chúng chính là loài động vật có vú chạy nhanh nhất. ngoài ra, loài này còn gây chú ý khi rất chung thủy. chúng sống “một vợ, một chồng”, gắn bó với nhau suốt đời.

Năm 1878 – 1881, nhà tự nhiên học người pháp georges revoil đã phát hiện ra chuột chù voi somali trong chuyến thám hiểm của mình. thế nhưng, kể từ năm 1968 cho đến nửa thế kỷ sau đó, người ta không còn nhìn thấy chúng. tổ chức bảo tồn động vật hoang dã toàn cầu (gwc) đã từng đưa chuột chù voi somali vào danh sách “25 loài bị mất tích được mong muốn nhìn thấy nhất”.

Đến năm 2020, các nhà khoa học phấn khích khi tìm thấy chuột chù voi somali sau 52 năm biệt tích nhờ bẫy ảnh. chúng đều rất khỏe mạnh, không hề thay đổi gì so với nửa thế kỷ trước. những nơi chuột chù voi somali xuất hiện đều là mỏm đá, thảm thực vật tương đối thưa thớt. vì không có sự xuất hiện của con người nên môi trường sống của “voi tí hon” không bị đe dọa.

1

Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/bi-mat-ve-voi-ti-hon-mat-tich-nua-the-ky-bong-tai-xuat-ky-dieu-gioi-khoa-hoc-phan-khich-an-mung-d198450.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/bi-mat-ve-voi-ti-hon-mat-tich-nua-the-ky-bong-tai-xuat-ky-dieu-gioi-khoa-hoc-phan-khich-an-mung/20231224081458325)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY