Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bị nhiệt miệng, nên ăn gì?

(HNMCT) - Nhiệt miệng không nguy hiểm nhưng thường xuyên gây khó chịu. Dưới đây là một số loại thực phẩm hỗ trợ bạn “đánh tan” những nốt nhiệt miệng đang hoành hành.

(hnmct) - nhiệt miệng không nguy hiểm nhưng thường xuyên gây khó chịu. dưới đây là một số loại thực phẩm hỗ trợ bạn “đánh tan” những nốt nhiệt miệng đang hoành hành.

Bột sắn dây: Đứng đầu bảng thực phẩm tính mát, không thể không kể đến bột sắn dây chứa nhiều vitamin, chất khoáng. Bạn có thể uống sống (pha trực tiếp bột sắn dây với nước lọc) hoặc ăn chín (nấu hoặc hòa tan bột sắn dây với một ít nước lạnh sau đó đổ nước sôi vào để làm chín bột).

Bột đậu: Đậu xanh, đậu đen đều có tính mát đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng, do đó có thể giúp giảm tình trạng nhiệt miệng. Các loại đậu có thể chế biến bằng cách đun nước uống, nấu chè hoặc làm món hầm cùng xương, sườn, móng giò...

Nước cam, chanh: Các loại quả có múi như cam, quýt, chanh, bưởi chứa nhiều vitamin C và chất khoáng, có tính mát nên có thể hỗ trợ trong việc đánh tan các nốt nhiệt miệng.

Nước dừa: Dừa là một trong những loại quả có thể làm dịu mát cơ thể, giúp diệt vi khuẩn và làm lành các vết nhiệt trong miệng. Ngoài uống nước dừa thì nước cốt từ cùi dừa cũng có tác dụng làm sạch miệng và làm dịu vết nhiệt.

Nước ép rau má, diếp cá: Rau má nổi tiếng về tính mát, nước rau má có tác dụng rất tốt để làm thanh nhiệt cơ thể, chống oxy hóa và giúp các vết thương mau lành. Rau diếp cá thường được chọn khi cơ thể bị nóng trong, tuy nhiên, do có vị tanh nên không phải ai cũng có thể ăn được. Để làm nước ép rau má, diếp cá, bạn có thể ép riêng từng loại hoặc trộn lẫn chúng với nhau.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/996968/bi-nhiet-mieng-nen-an-gi)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY