Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bí quyết tăng cường miễn dịch cho trẻ thời điểm giao mùa

Giúp con tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch để có được sức khỏe tốt luôn là trăn trở của nhiều bậc cha mẹ, nhất là trong thời điểm giao mùa hiện nay.

Cứ mỗi năm, tới là bé Sóc nhà chị Mai (Hà Nội) lại đau ốm liên miên. Nhìn con sốt, bỏ ăn tới tọp cả người đi, chị Mai xót con mà không biết phải làm sao.

Chẳng riêng gì bé Sóc mà có rất nhiều em bé khác cũng rơi vào tình trạng như vậy. Tới là số lượng trẻ phải nhập viện tăng vọt mà nguyên nhân chủ yếu cũng là do thiếu sức đề kháng.

Theo chuyên gia về sức khỏe Nhi PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy – Trưởng bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội, Phó Trưởng khoa Miễn dịch dị ứng Bệnh viện Nhi trung ương cho biết: “Ba nhóm bệnh thường gặp nhất ở chính là các bệnh lý về hô hấp, bệnh lý tiêu hóa và bệnh lý dị ứng. Do khí hậu thay đổi, nhiệt độ thay đổi bất thường giữa ngày và đêm, có lúc đang nóng đột nhiên chuyển nhanh sang lạnh, cơ thể trẻ nhỏ rất khó thích ứng kịp cộng với sức đề kháng của trẻ yếu nên dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh”

Ở từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch, không khí cũng khô hơn gây ra tình trạng khô niêm mạc tại mũi, miệng, làm lớp dịch nhày dễ đông, vón, hạn chế tác dụng bảo vệ niêm mạc. Bởi vậy mà trẻ nhỏ thường hay có triệu chứng bị chảy máu cam, viêm mũi dị ứng, hen phế quản. Đây cũng là thởi điểm bùng phát mạnh của 3 loại vi-rút cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp.

Bởi vậy, để giúp trẻ bảo vệ sức khỏe giao mùa, các bậc phụ huynh cần lưu ý tới việc giúp con tăng sức đề kháng bằng nhiều cách.

Ảnh minh hoạ

1. Không lạm dụng Thu*c kháng sinh

Cho con sử dụng Thu*c kháng sinh ngay khi ốm là một thói quen của nhiều bậc cha mẹ. tuy nhiên, thói quen này dễ khiến vi khuẩn quen Thu*c gây khó khăn hơn trong quá trình điều trị. Bởi vậy, thay vì cho con dùng kháng sinh ngay lúc mới chớm bệnh thì các bậc phụ huynh nên để cơ thể bé tự kiểm soát căn bệnh trong tình trạng hợp lý.

2. Cho trẻ bú sữa mẹ

Chúng ta biết rằng, trong sữa mẹ có chứa nhiều chất tăng cường hệ thống miễn dịch. Chính vì thế mà sữa mẹ được coi là đơn Thu*c bổ giúp trẻ phòng tránh các bệnh như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy…Vì những lý do trên, hãy cho bé bú sữa mẹ trong những tháng đầu đời để giúp con tăng sức đề kháng.

3. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, tăng khả năng miễn dịch. Trẻ cần được chăm sóc cẩn thận để tránh bị mất ngủ. Mỗi ngày, trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 tiếng, trẻ mới biết đi cần ngủ khoảng từ 12 đến 13 giờ. Nếu trẻ không ngủ vào ban ngày thì các bậc phụ huynh nên cho con đi ngủ sớm vào buổi tối.

4. Cho con vận động

Vận động là cách tốt nhất để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Các hoạt động thể chất cũng sẽ giúp mang lại lợi ích cho sức khỏe của bé.

5. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con

Ảnh minh hoạ

Dinh dưỡng được coi là chìa khóa vàng trong vấn đề giúp trẻ tăng sức đề kháng lúc giao mùa. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh và chống lại bệnh tật. Hàng ngày, các bậc cha mẹ nên chú ý cung cấp cho con các nhóm dinh dưỡng cơ bản như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ cần cho bé ăn đủ các chất này nếu bé đã biết ăn, không nên thấy trẻ bệnh mà kiêng khem quá mức. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng nên chọn cách chế biến sao cho thật dễ hấp thu, vì hệ tiêu hóa của trẻ khi bị bệnh thường yếu, khó tiêu, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa nên không hấp thụ được.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho con mặc quần áo phù hợp khi ra ngoài trong thời điểm giao mùa, nhắc con rủa tay trước khi ăn và xây dụng cho con một chế độ sinh hoạt lành mạng. Đây đều là những điều cần thiết để giúp trẻ tăng sức đề kháng khi giao mùa.

Cũng theo bác sĩ Diệu Thúy, cha mẹ nên bổ sung các chất tăng cường hệ miễn dịch trực tiếp như Beta glukan để thúc đẩy quá trình gia tăng nhanh chóng của cá tế bào miễn dịch đặc biệt và kích hoạt hệ thống kháng thể của hệ miễn dịch, đảm bảo cho chúng hoạt động tốt.”

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bi-quyet-tang-cuong-mien-dich-cho-tre-thoi-diem-giao-mua-n150929.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Thói quen đeo trang sức giả ngày Tết cho trẻ em từ lâu không chỉ làm đẹp, tạo phong cách thời trang mà còn biểu lộ ước mong của người lớn có một năm mới giàu sang, phú quý. Tuy nhiên…
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Dưỡng chất cần thiết cho trẻ em ung thư như chất đạm, đường (carbohydrate), chất béo, nước, vitamin và khoáng chất. Chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn hiểu rõ nhu cầu đặc biệt của con bạn và lên kế hoạch ăn uống cụ thể.
  • Điều trị ung thư và chính bản thân bệnh ung thư có thể làm con bạn thay đổi về hương vị và mùi vị,sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ.
  • Thiên chức làm cha, làm mẹ là món quà vô cùng ý nghĩa mà trời đất ban tặng. Các mẹ phải chăm sóc bản thân và em bé thật tốt.
  • Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi quy định rõ về xử lý những người hành nghề trái phép và Ph* thai cho trẻ vị thành niên.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY