Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Bị viêm họng hạt khi mang thai làm sao vượt qua ?

Viêm họng hạt khi mang thai hiếm khi gây ra dị tật ở thai nhi. Tuy nhiên nếu không điều trị, bệnh có thể làm phát sinh các biến chứng như áp xe, viêm xoang.

viêm họng hạt khi mang thai xảy ra khi sản phụ không điều trị tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dứt điểm. bệnh lý này có thể được kiểm soát nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp và chăm sóc đúng cách.

Bị viêm họng hạt khi mang thai có nguy hiểm không?

Phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Nguyên nhân phổ biến là do nội tiết tố thay đổi khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập.

Nếu không khắc phục kịp thời, nhiễm trùng cổ họng có thể kéo dài và gây ra viêm họng hạt. viêm họng hạt là tình trạng các hạt lympho sưng lên, tạo thành các hạt nhỏ khu trú ở cổ họng.

Khác với viêm họng cấp tính, viêm họng hạt là hệ quả do nhiễm trùng niêm mạc hầu họng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần.

1. Bị viêm họng hạt khi mang thai do đâu?

Nguyên nhân trực tiếp gây nhiễm trùng đường hô hấp và kích thích hạt lympho sưng viêm là do vi khuẩn hoặc virus. Các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn , phế cầu và Hemophilus influenza,…

Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị viêm họng hạt còn do những yếu tố sau:

    Rối loạn nội tiết trong 3 tháng đầu thai kỳ khiến hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể nhạy cảm hơn với những tác nhân bên ngoài.

2. Triệu chứng viêm họng hạt ở sản phụ

Viêm họng hạt ở phụ nữ mang thai có biểu hiện tương tự như viêm họng hạt ở các trường hợp khác.

Triệu chứng phổ biến của viêm họng hạt, bao gồm:

    Quan sát hầu họng nhận thấy các đốm đỏ nhỏ, thường mọc tập trung.

3. Bị viêm họng hạt khi mang thai có nguy hiểm không?

Viêm họng hạt khi mang thai hiếm khi gây ra dị tật ở thai nhi. tuy nhiên nếu không điều trị sớm, niêm mạc cổ họng có thể bị tổn thương vĩnh viễn và phát sinh những biến chứng khác như áp xe cổ họng, viêm xoang, viêm thanh quản,…

Nên làm gì khi bị viêm họng hạt trong thời gian mang thai?

Việc áp dụng các phương pháp điều trị không thích hợp có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy khi phát sinh các triệu chứng của bệnh, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ tư vấn các phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu xác định bạn mắc bệnh viêm họng hạt, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch họng để nuôi cấy và xác định vi khuẩn gây bệnh.

Kháng sinh nhóm beta-lactam có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về liều dùng và thời gian sử dụng.

Sử dụng kháng sinh cần phải duy trì liên tục trong 7 – 10 ngày để ức chế hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh. Dừng Thu*c sớm hơn thời gian được chỉ định có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tái phát hay thậm chí làm phát triển một số chủng vi khuẩn kém nhạy cảm với Thu*c.

Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh, có thể dùng chế phẩm chứa paracetamol cho phụ nữ mang thai để cải thiện một số triệu chứng như đau nhức, nóng sốt,…

Tuyệt đối không tự ý sử dụng Thu*c chống viêm không steroid trong thời gian thai kỳ. Nhóm Thu*c này có thể gây quái thai, rối loạn phổi, đóng ống động mạch và làm chậm quá trình chuyển dạ.

Viêm họng hạt có thể gây ho khan kéo dài. tuy nhiên bác sĩ thường không kê toa Thu*c giảm ho trong thời gian mang thai – trừ trường hợp cơn ho gây co thắt tử cung và có nguy cơ sảy thai.

Biện pháp chăm sóc viêm họng hạt ở phụ nữ mang thai

Việc dùng Thu*c trong điều trị dài hạn khi đang mang thai không được khuyến khích vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Vì vậy bạn cần phối hợp với những biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị.

    Uống từ 2.5 – 3 lít mỗi ngày để làm dịu và hạn chế tình trạng khô cổ họng. Ngoài ra việc uống đủ nước còn ngăn ngừa mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng cho phụ nữ mang thai.

Nếu điều trị sớm và chăm sóc đúng cách, bệnh viêm họng hạt khi mang thai sẽ được kiểm soát và hiếm khi gây ảnh hưởng đến thai nhi. trong trường hợp bệnh đi kèm với triệu chứng nổi hạch hoặc nóng sốt nghiêm trọng, bạn nên chủ động đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-viem-hong-hat-khi-mang-thai)

Tin cùng nội dung

  • Trong thời kỳ mang thai, đa số thai phụ có thể gặp những trục trặc như: buồn nôn, đau lưng, khó thở…
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY