Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bị viêm loét dạ dày cần tuyệt đối tránh những thực phẩm gì?

Căng thẳng, áp lực công việc, thói quen ăn uống không đúng giờ hiện nay đang là những thủ phạm gây ra các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm.

thủ phạm của viêm loét dạ dày

theo gs đào văn long – nguyên trưởng khoa tiêu hoá, bệnh viện bạch mai viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hoá.

Gs long cho biết viêm loét dạ dày có nhiều nguyên nhân nhưng hay gặp nhất đó là các nguyên nhân nhiễm vi khuẩn hp (helicobacter pylori), căng thẳng, lo âu, stress; chế độ ăn uống sinh hoạt không đúng giờ giấc, uống nhiều rượu bia; lạm dụng Thu*c giảm đau kháng viêm như corticoid, nsaids; ngoài ra, hút Thu*c lá và yếu tố di truyền cũng cũng góp phần gây ra bệnh…

Dấu hiệu của viêm loét dạ dày là người bệnh cảm thấy đau bụng vùng thượng vị. đây là dấu hiệu thường gặp nhất, điển hình nhất, do niêm mạc đã bị tổn thương lại chịu thêm tác động của acid dạ dày. thời gian đầu đau tăng lên khi quá đói hoặc quá no, sau đó có thể xuất hiện rất bất thường với tần suất dày hơn và mức độ nặng hơn.

Người bệnh có cảm giác chướng hơi hay đầy bụng khó tiêu. Dấu hiệu này thường xảy ra ở giai đoạn rất sớm nên thường bị bỏ qua.

Viêm loét dạ dày, tá tràng do nhiều nguyên nhân

Viêm loét dạ dày, tá tràng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng ổ loét, hẹp môn vị và ung thư hóa.

Với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, gs long cho biết việc điều trị tuỳ vào từng nguyên nhân. ví dụ, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn hp, sau nhiều lần điều trị viêm loét không thành công cần dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn.

Những trường hợp bị bệnh căng thẳng lo âu, stress hoặc ăn uống sinh hoạt không đúng giờ giấc, thường xuyên uống rượu bia thì cần giảm căng thẳng, cân bằng giữa làm việc và giải trí, thư giãn đầu óc, chơi thể thao, tâm sự chia sẻ tránh dồn nén, xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh đúng giờ giấc.

Tuy nhiên trên thực tế người bệnh thường gặp khó khăn trong việc này.

Đối với nguyên nhân do dùng Thu*c kháng viêm giảm đau, người bệnh cần tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để có được phương án tối ưu nhất. ngoài ra người bệnh cũng cần cai Thu*c lá để giảm các nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng.

Bệnh này thì nên kiêng gì?

Bệnh viêm loét dạ dày lại là bệnh rất dễ tái phát. vì thế, gs long khuyến cáo người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo viêm loét dạ dày, tá tràng đỡ tái đi tái lại.

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên bổ sung các thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết axit và các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như: thực phẩm có chứa nhiều đạm dễ tiêu: thịt lợn nạc, cá nạc và nên ăn ở dạng luộc.

Các loại thức ăn có chứa nhiều tinh bột, ít mùi vị, dễ tiêu, không mùi như cơm, khoai nấu kỹ, các loại rau củ non luộc hoặc nấu soup, các loại rau củ nên ăn chín. Các loại dầu mỡ nên hạn chế, có thể ăn các loại dầu ăn từ hạt như dầu hướng dương, óc chó, oliu,…

Khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn vội nhai dối, tránh vừa ăn vừa tập trung những việc khác như tranh thủ đọc sách, báo khi ăn... vì nếu ăn chậm, nhai kỹ bộ răng sẽ giúp cắt, xé, nghiền thức ăn ra rất nhỏ, kết hợp với dịch nước bọt giúp khi vào dạ dày thức ăn đã trở nên nhỏ mịn và đồng nhất hơn, khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn.

Đau dạ dày nên ăn gì

Gs long cho biết, những người bị viêm loét dạ dày cần nhớ những điều phải tránh:

    Yoga trị liệu: Chuyên gia Yoga Ấn Độ chỉ cách kiểm soát đau lưng và bài tập để hồi phục

Thứ nhất, người bệnh cần tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc như rau già nhiều xơ rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô...

Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu...

Thứ hai, người bệnh nên kiêng các loại thịt nguội chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Những thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng như giá đỗ, dưa muối, hành hẹ, cần tây,…các loại thực phẩm làm tăng axit dạ dày như trái cây chua. thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày: tỏi, ớt, ,….

Thứ ba, các loại đồ uống như các loại trà, café đậm đặc, các loại nước có ga cũng không được uống.

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần theo dõi và kiểm tra bệnh định kỳ để phát hiện sớm các tổn thương của bệnh.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/dau-hieu-som-dien-hinh-nhat-bao-hieu-da-day-bi-ton-thuong-co-benh-dung-de-bien-chung-nguy-hiem-20200601203010246.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY