bệnh viêm nang lông ở ngực xảy ra khi nang lông tại khu vực này bị viêm do nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn. đây là một bệnh về da xảy ra phổ biến. bệnh lý này tương đối lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. tuy nhiên người bệnh có thể bị ngứa ngáy nghiêm trọng, đau rát, bệnh làm mất thẩm mỹ và tác động đến tâm lý.
Thời gian đầu viêm nang lông tương tự như các nhọt màu trắng xung quanh nang lông hoặc như những chỗ sưng đỏ nhỏ. tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng sang nhiều vị trí của cơ thế khiến tổn thương không có dấu hiệu thuyên giảm, không lành mà trở nên đau và cứng.
Ở một số trường hợp nghiêm trọng, tình trạng nhiễm trùng có thể khiến nang lông bị phá hủy hoàn toàn. vùng lông tại vùng da bị tổn thương không thể mọc lại và hình thành sẹo.
Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh viêm nang lông nói chung và bệnh viêm nang lông ở ngực nói riêng có thể nhanh chóng được khắc phục bằng các biện pháp chăm sóc đơn giản tại nhà. đối với trường hợp nặng, thường xuyên tái phát thì cần đến bệnh viện, tiến hành thăm khám cùng với bác sĩ chuyên khoa để được áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
Tương tự như những vùng da khác trên cơ thể, bệnh viêm nang lông ở ngực có thể được phân thành một số loại phổ biến sau: viêm nang lông do lông mọc ngược (razor bumps) và viêm nang lông do tắm bồn nước nóng (hot tub rash), viêm nang lông nhiễm khuẩn, viêm nang lông pityrosporum.
Nguyên nhân phổ biến khiến bệnh viêm nang lông ở ngực xuất hiện là do sự xâm nhập và tác động của vi khuẩn tụ cầu vàng (staphylococcus aureus). ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra khi nang lông bị nhiễm nấm, virus hoặc nang lông bị viêm do lượng lông đang mọc ở ngực chưa trồi ra khỏi bề mặt da.
Tình trạng viêm nang lông có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. tuy nhiên vùng ngực được xác định là một trong những vị trí dễ mắc bệnh nhất. bên cạnh đó, viêm nang lông ở ngực là khu vực khó điều trị nhất. bởi đây là vùng da tiết nhiều dầu nhờn, đào thải cặn da ch*t, độc tố thường xuyên, tiết nhiều mồ hôi vào thời tiết nóng bức.
Bệnh viêm nang lông ở ngực có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. tuy nhiên một số yếu tố được liệt kê dưới đây có thể khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao. bao gồm:
Khi bị viêm nang lông ở ngực, người bệnh sẽ nhận thấy tại khu vực này xuất hiện những biểu hiện khó chịu sau:
Bệnh viêm nang lông ở ngực thường không gây nguy hiểm và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. tuy nhiên nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng sau:
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm nang lông, bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát các biểu hiện lâm sàng trên da, sau đó hỏi về các triệu chứng ở hiện tại và bệnh sử. ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành soi da bằng một số kỹ thuật thông qua kính hiển vi.
Trong trường hợp những biện pháp chăm sóc da và điều trị ban đầu không khỏi, bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu da bị nhiễm bệnh bằng tăm bông và gửi đến phòng xét nghiệm. kết quả xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Để quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả như mong đợi, người bị viêm nang lông trên ngực cần sớm đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra, chẩn đoán bệnh lý. sau đó áp dụng các phương pháp chữa trị thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Phương pháp điều trị viêm nang lông ở ngực cần dựa vào mức độ viêm và loại viêm, các biện pháp chăm sóc da đã được thực hiện tại nhà và nhu cầu của người bệnh.
Các lựa chọn trong điều trị viêm nang lông bao gồm sử dụng Thu*c và áp dụng các biện pháp can thiệp, điển hình như tẩy lông bằng laser. tuy nhiên ngay cả khi bệnh nhân được điều trị khỏi thì tình trạng nhiễm trùng vẫn có nguy cơ quay trở lại.
Để điều trị viêm nang lông trên ngực, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng một trong những loại Thu*c điều trị sau:
Đối với những trường hợp mắc bệnh viêm nang lông ở giai đoạn nhẹ, tình trạng nhiễm trùng không nghiêm trọng, Thu*c kháng sinh dạng gel hoặc kem bôi sẽ được bác sĩ xem xét và đưa vào quá trình điều trị bệnh.
Thu*c kháng sinh đường uống cũng có thể được dùng để kiểm soát bệnh viêm nang lông tái phát hoặc nhiễm trùng nặng. tuy nhiên loại Thu*c này không được sử dụng phổ biến.
Để điều trị nhiễm trùng xảy ra do nhiễm nấm, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng Thu*c chống nấm, không dùng Thu*c kháng sinh. Bởi các loại Thu*c kháng sinh chỉ phù hợp với các bệnh nhân nhiễm trùng do vi khuẩn, không phù hợp với người bị nhiễm trùng do nấm.
Đối với những trường hợp bị viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan nhẹ, người bệnh có thể sử dụng Thu*c steroid dạng kem bôi theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. loại Thu*c này khi được đưa vào quá trình điều trị sẽ giúp bệnh nhân cải thiện tốt tình trạng ngứa ngáy.
Trong trường hợp người bị viêm nang lông có nhiễm hiv/aids,việc sử dụng Thu*c kháng virus có thể kiểm soát được những triệu chứng của bệnh viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan.
Nếu các loại Thu*c chữa bệnh nêu trên không thể mang đến kết quả khả quan, viêm nhiễm nặng hoặc xảy ra trên phạm vi rộng, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét và yêu cầu bạn điều trị viêm nang lông trên ngực bằng một trong những phương pháp sau:
Nếu bệnh viêm nang lông của bạn xuất hiện đồng thời với nhọt độc lớn hoặc có nhọt, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiểu phẫu để khắc phục bệnh lý.
Để thực hiện, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng dao mổ rạch một đường nhỏ giúp dẫn lưu mủ. Từ đó tăng tốc độ phục hồi, giúp giảm đau và giảm sẹo.
Sau khi tiểu phẫu, vết thương có thể được che phủ bằng gạc vô trùng. Đặc biệt là khi mủ vẫn tiếp tục chảy ra.
Nếu việc sử dụng Thu*c, tiểu phẫu hoặc áp dụng các biện pháp điều trị khác đều thất bại, phương pháp triệt lông bằng laser sẽ được sử dụng. Việc áp dụng phương pháp điều trị này có thể giúp bệnh nhân làm sạch nhiễm trùng.
Tuy nhiên phương pháp triệt lông bằng laser có khả năng loại bỏ vĩnh viễn nang lông. Từ đó khiến mật độ của lông ở vùng da được điều trị suy giảm, da phồng rộp, gây sẹo và bị đổi màu.
Ngoài ra, triệt lông bằng laser là phương pháp chữa bệnh đắt tiền. thông thường, bệnh nhân cần thực hiện vài lần thì bệnh viêm nang lông mới có thể được khắc phục.
Nhìn chung, viêm nang lông không phải là một bệnh lý nguy hiểm. trong trường hợp sớm phát hiện, bệnh có thể được kiểm soát bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà, dùng Thu*c hoặc áp dụng một số phương pháp đơn giản khác. tuy nhiên nếu không sớm chẩn đoán và kịp thời điều trị, bệnh có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. do đó, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa khi có nghi ngờ mắc bệnh.