Theo thống kê, bệnh lao là nguyên nhân gây Tu vong đứng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 10 triệu bệnh nhân mới mỗi năm và gần 1,5 triệu người Tu vong trên toàn cầu. Đây là căn bệnh truyền nhiễm được cho là nguy hiểm và đáng sợ hơn khi dễ dàng lây lan ra cộng đồng, nếu bệnh nhân không được chữa trị đúng cách.
Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3 hằng năm được coi là cơ hội cho tất cả mọi người chung tay giúp sức, nâng cao nhận thức về căn bệnh này, cũng như kêu gọi sự quan tâm, hành động từ các cấp chính quyền, ban, ngành đoàn thể và cộng đồng.
Buổi gặp mặt báo chí diễn ra ngày 19/3. |
Lao được cho là xuất hiện ở mọi "ngóc ngách", trong khi Covid-19 thì chưa. Thống kê cho thấy, có khoảng hơn 3.000 người thiệt mạng do bệnh lao chỉ trong một ngày. Tuy nhiên, con số này ở Covid-19 chỉ là 56 người. Bệnh lao có tới 174.000 người mắc, trong đó có 13.000 người Tu vong.
Cơ chế lây bệnh lao nguy hiểm hơn Covid-19 vì vi khuẩn lao có thể lây truyền theo đường không khí với các hạt mịn có kích thước từ dưới 5 micro mét, có khả năng đối phó, thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường trong thời gian dài. Trong khi đó, Covid-19 chỉ lây khi tiếp xúc với giọt bắn trực tiếp từ người bệnh hoặc bề mặt các đồ vật.
Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, trọng tâm của nhiệm vụ chấm dứt bệnh lao là phải điều trị cả lao hoạt động và lao tiềm ẩn, phát hiện tất cả trường hợp nhiễm và nghiên cứu đổi mới trong cả vắc-xin và điều trị.
Ông Nhung nhận định, để có thể chấm dứt bệnh lao là một "con đường rất dài và gian nan". Giám đốc Bệnh viện Phổi cũng so sánh, công cuộc chống bệnh lao như một chiếc máy bay 2 cánh. Trong đó, một cánh là cắt được nguồn lây giống như Việt Nam đang làm với Covid-19, giúp phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh. Cánh còn lại là điều trị lao tiềm ẩn, tức điều trị sớm hơn.
Theo PGS, TS Nguyễn Viết Nhung, lực lượng quan trọng trong việc hỗ trợ chấm dứt bệnh lao chính là phụ nữ. Chương trình chống lao quốc gia đặt mục tiêu có ít nhất 20 triệu phụ nữ trong 20 triệu gia đình Việt Nam có kiến thức và thực hành bảo vệ gia đình không mắc lao. Hội Phổi Việt Nam vừa thành lập Chi hội Phụ nữ và đây sẽ là nòng cốt trong công tác tuyên truyền hướng dẫn phòng, chống lao đến từng hội viên Hội Phụ nữ Việt Nam. Chương trình cũng đặt chỉ tiêu 10 triệu thanh niên và 100% học sinh bậc tiểu học có kiến thức và thực hành về công tác phòng, chống lao.
Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhấn mạnh, bất kỳ ai - dù là người nghèo nhất, cũng có thể đến với chương trình chống lao. Những người không đủ khả năng chi trả sẽ được hỗ trợ.
Ngày 16/3/2018, Bộ trưởng Nội vụ đã ký, ban hành quyết định về việc thành lập"Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao - PASTB", với mục đích "không bỏ lại ai ở phía sau". Mục tiêu cơ bản của Quỹ là hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho những người bệnh lao chưa có thẻ, giúp kinh phí đồng chi trả cho tất cả những người bệnh lao trong suốt thời gian điều trị và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, giúp tất cả mọi ngườii đều được phát hiện sớm và chữa khỏi bệnh lao.
Mới đây, Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia - Quỹ PATSB đã phối hợp với Cổng thông tin nhân đạo Quốc gia 1400 mở cổng nhắn tin ủng hộ. Thời gian bắt đầu từ 0h ngày 3/3/2020 đến ngày 1/5/2020. Cú pháp soạn tin nhắn: TB gửi 1402.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh, muốn phòng, chống bệnh lao, trái tim phải có 2 chữ thập. "Một bên là Bệnh viện Phổi trung ương, làm công tác điều trị, còn một bên là Chương trình chống lao quốc gia, làm nhiệm vụ chấm dứt bệnh lao", ông Nhung chia sẻ.
Chủ đề liên quan:
bệnh lao bệnh lao nguy hiểm hơn Covid 19 bệnh viện phổi trung ương chấm dứt chấm dứt bệnh lao chống bệnh lao cơ hội Covid 19 ngày Thế giới phòng chống lao 24/3 PGS.TS Nguyễn Viết Nhung phòng việt nam