Giới chức chạy đua để bổ sung thêm giường bệnh, nhân viên y tế khắp nơi làm việc trong tình trạng thiếu máy thở và phòng cách ly. Liên đoàn Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế cho biết các bệnh nhân phải di chuyển hàng giờ để tìm nơi điều trị.
Jan gelfand, người đứng đầu liên đoàn tại singapore, cho biết: "mỗi ngày, biến thể delta đưa indonesia gần hơn với bờ vực thảm họa".
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các quốc gia đang phát triển liên tục kêu gọi sự giúp đỡ về vaccine từ phương Tây. Mỹ và nhiều nơi đồng ý viện trợ lượng vaccine thừa, song chúng không đủ để đáp ứng nhu cầu.
Một người được tiêm vaccine covid-19 tại london, anh, tháng 6/2021. ảnh: zuma press
Mỹ và Anh đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng một nửa dân số. Tuy nhiên, trên khắp châu Phi, chỉ hơn 1% dân được tiêm hai liều. Tại Zambia, xác ch*t chất đống, nhiều bệnh nhân hấp hối giữa hành lang bệnh viện chờ được điều trị.
Thủ đô Dhaka của Bangladesh bị phong tỏa. Dữ liệu của WHO cho thấy số ca Tu vong trong tuần cuối cùng tháng 6 là 716, cao hơn ba lần so với tuần đầu tiên.
Indonesia đã tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 5% dân số. Nước này chủ yếu sử dụng vaccine Sinovac của Trung Quốc. Chính phủ cũng đặt hàng Pfizer và Novavax. Tuy nhiên, vaccine sẽ không đến trước tháng 8, tháng 9. Nhật Bản mới đây tặng Indonesia khoảng một triệu liều vaccine AstraZeneca. Mỹ cũng cam kết hỗ trợ 4 triệu liều Moderna. Song số vaccine này quá nhỏ so với quốc gia 270 triệu dân.
Nhu cầu chủng ngừa tại đây tăng lên sau khi dịch bệnh leo thang. Ở Tangerang, người dân xếp hàng dài bên ngoài trung tâm tiêm phòng cuối tháng 6. Giới chức phải điều động cảnh sát để đảm bảo giãn cách xã hội. Chính quyền địa phương sau đó quyết định chỉ tiêm vaccine cho người sống trong khu vực để tránh tình trạng dân khắp nơi đổ đến Tangerang.
Chính quyền Indonesia hôm 1/7 quyết định siết hạn chế đối với những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề trên đảo Java và Bali. Nhà máy chỉ hoạt động với một nửa số nhân viên trong hai tuần. Trường học chuyển sang hình thức trực tuyến. Các địa điểm thờ tự và trung tâm mua sắm đóng cửa.
Tổng thống Joko Widodo cho biết: "Những ngày gần đây, đại dịch diến biến cực kỳ nhanh chóng do có biến thể mới. Tình hình đòi hỏi chúng tôi có những bước đi vững chắc hơn".
Biến thể Delta ước tính có khả năng lây lan gấp đôi so với phiên bản virus đầu tiên. Hiện virus đã xâm nhập 85 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giới chức Indonesia ghi nhận biến thể trong cả 4 hòn đảo đông dân nhất là Java, Sumatra, Sulawesi và Kalimantan. Hệ thống y tế mong manh của nước này đang gồng mình đối phó với thảm kịch. Theo WHO, Indonesia có số bác sĩ bình quân đầu người bằng một nửa so với Ấn Độ và Thái Lan.
Một phụ nữ Ấn Độ trong lễ hoả táng người thân qua đời vì Covid-19, tháng 7/2021. Ảnh: AP
Bác sĩ Corona Rintawan, trưởng khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Muhammadiyah Lamongan, Đông Java, cho biết ông từng phải lựa chọn sẽ cứu ai trong số 4 bệnh nhân Covid-19. Cuối cùng, ông quyết định điều trị cho một người đàn ông 60 tuổi, không có bệnh nền, do khả năng sống sót cao hơn. Những người còn lại đã cao tuổi và có bệnh thận.
Một bệnh viện ở tỉnh Banten liên tục nhận điện thoại từ các gia đình tại Jakarta. Tất cả đều là người nhà bệnh nhân Covid-19 không tìm được giường điều trị. Khu cách ly đã chật kín. Nhiều người phải nằm trên sàn.
"Chúng tôi biết làm gì đây?", bác sĩ Ririek Andri, khoa cấp cứu, nói.
Cuối tháng trước, tình nguyện viên nhóm LaporCovid-19 gọi điện cho 95 bệnh viện trong khu vực Jakarta để tìm giường hồi sức tích cực cho một người đàn ông 59 tuổi cần thở máy. Song không nơi nào còn chỗ trống. Bệnh nhân Tu vong ngay sau đó.