Thông tin tại cuộc họp trực tuyến của chính phủ với các địa phương chiều 11/8, bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long cho biết, dịch covid-19 với biến thể delta đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và làm gia tăng Tu vong tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại đông nam á.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, thế giới có nguy cơ mất đi những thành quả chống dịch trước sự lây lan của biến thể Delta.
Bên cạnh đó, biến thể Lambda xuất hiện gần đây, đã lan rộng đến trên 40 quốc gia; làm gia tăng Tu vong và đặc biệt có khả năng kháng vaccine COVID-19.
Bộ trưởng Bộ Y tế. Ảnh: TTXVN
Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ tư có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường.
Đặc biệt, dịch bệnh đã ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn TP HCM và một số tỉnh phía Nam với số ca mắc rất cao, gây tổn hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe; ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo người đứng đầu ngành y tế, khả năng tác động, bùng phát của dịch bệnh đã có thể còn lớn hơn nhiều lần nữa nếu không kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ, quyết liệt như trong thời gian qua.
Đánh giá và nhận định tình hình dịch, Bộ trưởng cho biết đợt dịch thứ 4, dịch xảy ra tập trung tại các đô thị lớn, các địa phương có nhiều khu công nghiệp với mật độ dân cư cao, giao lưu thương mại, đi lại lớn. Hình thức lây lan dịch bệnh đa dạng, hiện nay chủ yếu là tại hộ gia đình, khu dân cư và trong các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, nhất là tại TP. CM và các địa phương khu vực phía nam; một số tỉnh có nguy cơ bùng phát dịch trở lại đe dọa đến sức khỏe, tính mạng người dân, gây tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Tại các địa phương khác nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao do số lượng lớn trường hợp đã đi về từ vùng dịch có thể vẫn chưa được giám sát, quản lý triệt để.
Tình hình dịch tại TP HCM đã bước đầu có những dấu hiệu tích cực; số mắc có xu hướng "đi ngang" sau thời gian triển khai quyết liệt các biện pháp theo Chỉ thị 16/CT-TTg và áp dụng các biện pháp mạnh mẽ trên toàn địa bàn.
Theo Bộ trưởng, dịch bệnh sẽ thực sự có xu hướng giảm trong một vài tuần tới nếu tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt như hiện nay.
Các địa phương lân cận có mô hình dịch bệnh tương tự TP HCM ở giai đoạn đầu, đặc biệt tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An có nguy cơ bùng phát rất cao; nếu không quyết liệt, triệt để thực hiện các biện pháp chống dịch mạnh mẽ tình hình dịch sẽ thực sự diễn biến phức tạp, mặt khác tác động ngược trở lại TP HCM gây ảnh hưởng đến thành quả chống dịch bước đầu đạt được.
Ảnh minh hoạ
Tại Hà Nội, các biện pháp giãn cách mạnh mẽ đã được thực hiện quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời, triệt để đã giúp Thủ đô cơ bản kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên nguy cơ vẫn ở mức cao do nhiều ca bệnh được phát hiện trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây, xuất hiện rải rác tại nhiều địa điểm trên địa bàn và đã ghi nhận các trường hợp tại chợ, siêu thị, các cơ sở sản xuất...
Tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó dự báo, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân và ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn cung ứng vaccine hạn chế và trước mắt chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu.
Theo bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long, thời gian tới ngành y tế tiếp tục tập trung ưu tiên hàng đầu việc kiểm soát đại dịch covid-19, tiêm chủng đại trà vaccine cho cộng đồng. mọi người dân, mọi nguồn lực xã hội tích cực tham gia phòng, chống dịch vì sức khỏe của chính mình, của cộng đồng; đặt sinh mạng sức khoẻ của người dân lên trên hết, trước hết; hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để tập trung phòng, chống dịch bệnh.