Tâm linh hôm nay

Biết sống trong vô thường (Phần cuối)

Trong kinh, Phật thường nói: “Nghiệp theo ta như bóng với hình, dù trải qua trăm kiếp, ngàn đời vẫn không bao giờ bị mất, khi nào hội đủ nhân duyên thì quả báo tự nó hiện ra, không một ai cưỡng lại hay làm sai lệch được”.

Nghiệp và sự sống


Tất cả mọi người, ai sinh ra trên cõi đời này đều phải chịu sự chi phối của nghiệp. Người phật tử mà không hiểu rõ ràng, cặn kẽ về nghiệp báo, thì sự tu hành khó mà đạt đến chỗ an lạc, giác ngộ và giải thoát. Vậy nghiệp là gì mà phật tử chúng ta cần phải hiểu để áp dụng trong đời sống hằng ngày?


Nghiệp rất đa dạng, phức tạp và phong phú, bởi nghiệp là sự kết tụ của những năng lực, những hành động được lặp đi, lặp lại nhiều lần qua thân-miệng-ý, lâu ngày trở thành thói quen; rồi thói quen đó có sức mạnh chi phối, dẫn dắt thần thức chúng ta đi vào trong luân hồi sinh tử.


Tuy nghiệp rất đa dạng và phức tạp, không cố định như ta lầm tưởng, do đó mình có thể thay đổi thông qua sự tinh cần tu tập, hành trì những lời Phật dạy, chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt. Nghiệp gồm có cộng nghiệp và biệt nghiệp. Cộng nghiệp là nghiệp chung của nhiều người, biệt nghiệp là nghiệp riêng của từng người.


Nghiệp là thói quen huân tập lâu ngày thuần thục, tạo thành sức mạnh, có khả năng chi phối mọi người sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Ngay từ khi mở mắt chào đời, con người đã chịu nghiệp nhân của quá khứ, dần dần khôn lớn, con người tiếp tục tạo tác và huân tập thêm những nghiệp nhân mới.


Ai biết sống gần gũi những người hiền thiện, đạo đức, có nhân cách và phẩm chất cao đẹp, hay làm những điều hay lẽ phải, nhờ sống gần người hiền thiện nên mình cũng bắt chước làm người tốt theo, và có thể giúp ích cho gia đình, xã hội, không vì quyền lợi cá nhân.


Còn người hay sống gần gũi những kẻ xấu ác, bất lương, bất thiện, lâu ngày sẽ bị tiêm nhiễm thói hư, tật xấu, tự làm khổ mình, hại người, và sẽ bị mọi người khinh chê, xa lánh.

Qua câu chuyện trên, đức Phật đã chỉ ra cho ta một bài học quý báu về tích luỹ nghiệp, chúng ta phải thường xuyên huân tập việc tốt bền bỉ, lâu dài. Lúc nào, ta cũng ý thức việc làm ác sẽ gây quả xấu cho mình trong hiện tại và mai sau, nên không dám lơ là, buông lung, mà luôn cố gắng tinh cần chuyển hóa chúng khi còn trong trứng nước, tu hành như vậy ta mới có thể làm chủ tâm mình trước lúc lâm chung.


Cận tử nghiệp có thể chuyển hoá được các nghiệp xấu ác ta đã gây tạo ra từ trước. Nếu trước đây, chúng ta đã từng làm những việc xấu ác, đến lúc gần ch*t mình biết hồi đầu chuyển hướng, khởi tâm niệm lành mạnh mẽ, nhờ tâm niệm đó, mình có thể được sinh về chỗ an vui, hạnh phúc.


Ngoài việc tích luỹ nghiệp lành, người phật tử còn phải biết tu hạnh buông xả. Nghĩa là không chấp trước vào việc làm thiện lành của mình. Người chấp trước vào việc tốt mà mình đã làm thì dễ sinh tâm ngã mạn, lúc gặp duyên xấu không làm chủ được bản thân, hay bị người khác xúi giục làm điều xấu ác không cưỡng lại được, biết xấu mà vẫn làm, biết mà cố phạm, vì thói xấu đã được thuần thục.


Nghiệp theo ta như bóng với hình


Trong đời, ta thấy có người hay làm những việc xấu ác, bất thiện, bất nhân, bất nghĩa, mà họ vẫn khoẻ mạnh, giàu có, không gặp hoạn nạn, là do nhiều đời, nhiều kiếp, họ đã gieo trồng quá nhiều nghiệp lành, tích luỹ nghiệp tốt của họ trong quá khứ còn nhiều, nên những nghiệp xấu ác họ đã gây trong đời hiện tại chưa đủ sức chi phối.


Có người thắc mắc cho rằng: “Tại sao có người suốt đời toàn làm điều ác, mà họ vẫn sống đầy đủ, giàu có, chẳng thiếu một thứ gì. Vậy luật nhân quả nghiệp báo có chuẩn xác và công bằng hay không?” Trong kinh Phật dạy rất rõ ràng: “Nếu làm thiện sẽ được quả bảo vui, làm ác thì bị quả báo khổ”.


Bởi tích luỹ nghiệp và cận tử nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đối với người sắp lâm chung. Người làm ác mà vẫn sống phây phây là do tích luỹ nghiệp thiện lành của họ quá nhiều. Phật thường nói về nhân-duyên-quả, có nhân thì phải có duyên, đủ duyên thì chiêu cảm quả báo. Nhưng nhân quả có thể thay đổi được, nếu không chúng ta tu cũng tốn công, vô ích thôi.


Tu là mục đích chuyển khổ thành vui, chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ. Như khi xưa ta chưa biết tu nên hay hút Thu*c, uống rượu; nay nhờ biết tu, nên mình không uống rượu, hút Thu*c nữa, vậy không phải đã chuyển là gì. Bỏ Thu*c, bỏ rượu là do ta bỏ, chứ đâu có ông thần linh thượng đế nào giúp cho mình làm được điều này.


Chúng ta nuốn được phước báo tốt, sống đời hiền thiện, đạo đức, thì phải cố gắng tu trong mọi hoàn cảnh, đừng chờ đến chùa rồi mới tu. Tu như vậy là không thực tế. Một tháng chúng ta đến chùa được mấy ngày? Không lẽ không đến chùa là không tu được hay sao? Quý phật tử hãy nên suy nghĩ chín chắn chỗ này. Tu chính là nền tảng vững chắc để xây dựng hạnh phúc gia đình và xã hội. Một giờ tu là một giờ hạnh phúc, một ngày tu là một ngày an lạc, giác ngộ, giải thoát ngay tại đây và bây giờ.


Muốn được trọn vẹn đường tu, chúng ta phải thường xuyên sám hối, quyết tâm chừa bỏ lỗi lầm, phát nguyện đời đời kiếp kiếp đi theo con đường Phật đạo. Chúng ta phải phát nguyện mạnh mẽ và ý thức rằng, làm ác sẽ chịu quả báo khổ đau trong hiện tại và mai sau, nhờ vậy mình mới đủ sức vượt qua cạm bẫy cuộc đời.


Phát nguyện để làm mới lại chính mình và tin sâu Tam Bảo, giúp chúng ta có đủ niềm tin trên bước đường tu học. Mỗi khi gặp điều bất hạnh, ta biết đó là nghiệp xấu quá khứ còn rơi rớt lại, nên không thối chí, nản lòng, mà còn cố gắng nhiều hơn để vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên,

Đói đến thì ăn mệt ngủ liền,

Trong nhà có báu, thôi tìm kiếm,

Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền.

Chúng ta hãy nên bắt chước ông vua Thiền sư Phật hoàng Trần Nhân Tông, xem ngai vàng như dép rách, chẳng màng đến vinh hoa phú quý, một lòng nhất tâm tu hành, buông xả quyền cao chức trọng, để sống đời trong sạch, giải thoát.

Thích Đạt Ma Phổ Giác

TIN, BÀI LIÊN QUAN:

Thích Đạt Ma Phổ Giác

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/biet-song-trong-vo-thuong-phan-cuoi-d26126.html)
Từ khóa: vô thường

Chủ đề liên quan:

vô thường

Tin cùng nội dung

  • Nó kém xa những gì mà Hàn Quốc và Nhật Bản đã làm ở World Cup 2002, khi lễ khai mạc diễn ra vào buổi tối, và những quả cầu pha lê cùng đèn LED khi ấy đã phát huy tối đa hiệu quả ánh sáng.
  • Khi nói về thế giới và con người, đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho rằng, thế giới này được khởi tạo bởi nhân duyên hòa hợp, pháp nào do duyên hợp, pháp ấy phải chịu sinh diệt, vô thường, tan hoại và diệt vong. Định luật vô thường của đức Phật chia làm bốn giai đoạn: “thành, trụ, hoại, không”.
  • Chúng ta thường lầm tưởng chỉ có sinh vật là mau già ch*t, chứ những vật lớn lao như núi sông, đất cát, thì muôn đời cũng vẫn ở yên một chỗ. Nhưng thật ra không đúng như vậy. Sông núi cũng có cái già cái trẻ. Đất cát cũng có khi lở khi bồi. Không có vật gì là vĩnh viễn tồn tại.
  • Tâm dẫn đầu các Pháp, tâm là tối thượng, mọi hành động đều do tâm hướng dẫn, do tâm làm chủ và do tâm tạo nên. Chính tâm điều khiển và tạo tác ra hành động bằng “Thân, Khẩu, Ý”.
  • Vô thường nghĩa là không thường, không mãi mãi ở yên trong một trạng thái cố định, luôn luôn thay hình đổi dạng, biến đổi liên tục. Thoạt tiên là hình thành, rồi tồn tại, sau đó đến biến đi và cuối cùng là tan rã. Đạo Phật gọi những giai đoạn đó là: “thành, trụ, hoại, không” hay “sinh, trụ, dị, diệt”.
  • Ai cũng có những đau khổ và phiền não với muôn hình muôn vẻ khác nhau, 5 quyển sách hay về Phật giáo giúp ta nhìn thẳng và thấu hiểu những khổ đau để từ đó biết cách thực hành “buông xả phiền não” .
  • Có một hạng người vì quá bi quan về thân này, cho nó là bất tịnh, xấu xa nhơ nhớp, nên chán ghét, muốn hủy hoại vì nghĩ rằng nó là nguyên nhân gây ra đau khổ cho chính mình.
  • Cuộc trò chuyện giữa Giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu với Thượng Tọa Thích Nhật Từ khá thú vị cho ta thấy một phần nào đời sống và suy nghĩ của Giáo sư với đạo Phật.
  • Cấp cứu, cấp cứu!
  • Mới đầu năm 2020 nhưng có quá nhiều điều không hay xảy ra, khi những chuyện này xảy ra, chúng ta mới biết, chúng ta sống trên Trái đất này thì ra nhỏ bé biết bao.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY