Bệnh nhân nữ tên Thắm (45 tuổi), được đưa đến trong tình trạng đau bụng dữ dội, bí trung đại tiện. Khi đến khám, tôi thấy trên bụng chị có chằng chịt vết sẹo mổ đã cũ.
Trong khi tôi tròn mắt vì ngỡ ngàng thì chị bật khóc. Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt khắc khổ.
- Tôi yêu cổ, theo đuổi cổ 3 năm nay, nhưng cổ không đồng ý kết hôn. Cổ sợ. Giống như con chim một lần trúng thương vậy đó bác sĩ.
- Tôi cũng đã qua một đời vợ. Nó chê tôi nghèo, chạy xe ôm nên cuốn gói ra đi. Mạt cưa mướp đắng gặp nhau vậy mà không nên đôi được.
Có lẽ khi đã trải qua nỗi đau kinh hoàng “bị mổ bụng” thì ai cũng trở nên sợ hãi, co mình lại và đề phòng.
Thật sự tin yêu ai đó chẳng bao giờ là lầm lỗi cả, kết hôn nhầm người cũng chẳng phải là lầm lỗi nhưng nếu cứ để “người không đáng ấy” ở mãi trong lòng, rồi đau khổ cả đời, đóng chặt trái tim mình lại... thì đó là lầm lỗi.
Trên bụng bệnh nhân có rất nhiều vết thương nhưng đã cũ. Những vết thương đã cũ ấy bây giờ gây dính ruột, làm tắc ruột.
Có nhiều khi chúng ta khờ dại, cứ phung phí những tháng ngày vào những nỗi đau, những câu chuyện đã cũ trong khi đáng lý ra phải sống thật tươi vui, bình an, hạnh phúc và lộng lẫy. Dính mắc nên gây tắc nghẽn. Tắc nghẽn gây nên đau khổ. Có những dính mắc phải mạnh dạn một lần phẫu thuật cắt bỏ hay gỡ dính.
- Bác Du, bác Du.... bác có trong bệnh viện không? Anh Đức đang cự lộn với chị tự dưng ngã đùng ra sùi bọt mép. Chị vội vàng đưa vào bệnh viện. Bác sĩ trực nói xuất huyết não nặng lắm phải mổ. Bác Du vào bệnh viện giúp dùm.
- Chắc chị ch*t theo ảnh quá, bác Du ơi. Lỗi tại chị hết. Tại chị đòi li dị. Tại chị bắt gặp quả tang anh ấy ngoại tình... Hức... hức... Mà sao kỳ vậy bác Du? Ảnh còn trẻ mà. Lại còn có 2 đứa con nhỏ.
Cầm điện thoại trong tay mà tôi rất bối rối. Tôi định nói câu an ủi rằng: “Cuộc sống vốn vô thường mà và thần ch*t đâu có phân biệt ai trẻ, ai già, ai sang, ai hèn, ai có gia đình, ai độc thân” nhưng chợt thấy rằng lời đó không phù hợp.
- Dạ. Bệnh tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường là những sát thủ Gi*t người thầm lặng. Chúng ta thường không sợ vì bệnh chẳng có biểu hiện đau đớn khó chịu gì. Cho tới lúc biến chứng nặng và cấp xuất hiện thì trở tay không còn kịp nữa.
Rất nhiều lần tôi nói với bệnh nhân của mình: Vì sao ông bà ta hay nói “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”? Những giờ rảnh, thay vì ngồi coi tivi hay ngồi nhậu, cô chú, anh chị nên đến những bệnh viện lớn, vào những khoa chăm sóc đặc biệt để ngắm nhìn những bệnh nhân nằm lay lắt ở đó, do biến chứng nặng của bệnh tật, sống cũng không được mà ch*t cũng không xong để chiêm nghiệm về cuộc sống.
Bên cạnh đó, họ là những người lớn tuổi, làm nông, ít học và đặc biệt là không được con cái quan tâm. Tôi đã hỏi và ngậm ngùi khi rất ít người biết cha mẹ mình bị bệnh gì, khám ở đâu, bác sĩ nào đang điều trị và tình trạng bệnh đang diễn tiến ra sao. Và khi cha mẹ Tu vong hay rơi vào trạng thái hôn mê, không thể cứu chữa... thì gào khóc lên tiếc nuối. Sự tiếc nuối muộn màng!
Tôi trả lời mà lòng đau nhói. Thật ra, tôi biết bệnh nhân của mình đa phần chủ quan và xem thường những dấu hiệu báo động của cơ thể.
Biết rượu bia, Thu*c lá có hại mà vẫn dùng. Biết dục vọng là nguồn gốc của khổ đau mà vẫn tham sân si. Biết vô thường mà vẫn còn mong cầm nắm thật nhiều. Biết tử sinh gói tròn trong một hơi thở mà chẳng chịu buông, chịu thở, chịu mở lòng bao dung.
Thường là như vậy. Có đau đớn thân thể chúng ta mới đến bệnh viện, có bệnh tật chúng ta mới cầu cạnh bác sĩ, có bấp bênh khổ sở chúng ta mới đi chùa cầu Phật...
Chủ đề liên quan:
vô thường