Tin tức hôm nay

Tin tức

Bình Dương phải khoanh gọn, không để dịch lan rộng

Tại khu vực phía nam, tỉnh Bình Dương hiện có số người mắc Covid-19 cao thứ hai, sau TP Hồ Chí Minh. Tại cuộc họp sáng 30/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu địa phương này tập trung khoanh gọn, dập dịch ngay, không để dịch lan rộng.

Vừa truy vết thần tốc, vừa sàng lọc tầm soát định kỳ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Dương, từ đầu đợt dịch thứ tư đến nay toàn tỉnh ghi nhận 407 ca mắc Covid-19, trong đó có 24 ca phát hiện qua khám bệnh tại các cơ sở y tế. Những ngày gần đây ghi nhận trung bình 20 đến 40 ca/ngày. Ðáng chú ý, phần lớn những ca mắc mới xuất hiện ở các khu nhà trọ công nhân, khu công nghiệp (KCN); đã có 32 doanh nghiệp ghi nhận có 204 ca nhiễm Covid-19. Tỉnh đánh giá, các chuỗi lây nhiễm tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là hằng ngày đều có ghi nhận các ca nhiễm mới nguồn gốc từ TP Hồ Chí Minh… Nếu không kiểm soát tốt, khả năng dịch bệnh sẽ bùng phát trong các KCN.

Pgs, ts trần ðắc phu, cố vấn trung tâm ðáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng việt nam phân tích rõ: trên địa bàn bình dương có sự lây lan giữa công nhân với dân cư; giữa dân cư với công nhân; giữa công nhân nhà máy này với công nhân nhà máy khác, lây lan giữa người ở bình dương với các địa phương lân cận… do đó, tỉnh cần xác định đúng địa điểm để tập trung ngăn chặn, tổ chức xét nghiệm sàng lọc hợp lý; chỗ nào nguy cơ cao phải làm rất chặt, không nửa vời… bên cạnh áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch, tỉnh cần coi công nhân trong các kcn thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm cao, có thể coi là đối tượng f2 để hạn chế việc giao lưu, đi lại trong tình hình hiện nay.

Phó thủ tướng vũ ðức ðam yêu cầu bình dương phải xem xét, đánh giá mức độ nguy cơ dịch bệnh ở từng khu vực, giữ cho được những khu vực hiện vẫn còn an toàn. tiến hành xét nghiệm tầm soát định kỳ tại những nơi có nguy cơ cao, tập trung đông người như chợ, bến xe, bến tàu, kcn. tỉnh siết lại tinh thần chống dịch trong trạng thái bình thường mới, tập trung vào những khu vực nguy cơ cao, các hoạt động tập trung đông người, các dịch vụ không thiết yếu… khi công bố ổ dịch, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp kiểm soát chặt người di chuyển (nhất là công nhân làm việc trong các nhà máy, kcn); tuyên truyền người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo 5k; tổ chức các dịch vụ thiết yếu hợp lý bảo đảm an toàn dịch tễ… yêu cầu các doanh nghiệp có phương án phòng, chống dịch, tổ chức lại ca, kíp sản xuất theo nơi ở của công nhân, thực hiện khai báo y tế điện tử; đồng thời lập danh sách công nhân đang làm việc để khoanh vùng, truy vết khi có ca f0...

Phó thủ tướng đặc biệt chú ý tới hai khâu rất quan trọng trong chống dịch, là truy vết và xét nghiệm. bình dương cần chia hai mũi xét nghiệm, truy vết ở khu vực có dịch và khu vực còn an toàn. mũi thứ nhất, tập trung lực lượng truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm, bảo đảm trả kết quả chậm nhất trong vòng 24 giờ. kết quả xét nghiệm, nhất là ca f0, phải thông báo kết quả nhanh nhất đến các địa phương liên quan. mũi thứ hai triển khai xét nghiệm sàng lọc, tầm soát đánh giá nguy cơ tại những khu vực an toàn, với địa điểm, tần suất hợp lý.

Hiến kế bảo đảm an toàn sản xuất

Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh vừa đưa ra đề xuất các biện pháp bổ sung công tác phòng, chống dịch tại tỉnh Bình Dương. Theo đó, bộ phận thường trực đề nghị lãnh đạo tỉnh Bình Dương chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện một loạt biện pháp cụ thể trong ứng phó dịch. Tỉnh cần thành lập khoảng 100 tổ/đoàn công tác triển khai hướng dẫn, kiểm tra đánh giá công tác phòng, chống dịch cho các KCN và các doanh nghiệp lớn ngoài KCN. Trong vòng năm ngày thực hiện xong hướng dẫn, đánh giá an toàn cho các doanh nghiệp và tái kiểm tra một tuần/lần để chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch tại doanh nghiệp trong và ngoài KCN. Giao Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương liên hệ với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang để nhận phần mềm, nghiên cứu áp dụng quản lý công nhân, truy vết khi có xuất hiện ca F0 trong KCN. Trong các doanh nghiệp cũng cần thành lập tổ an toàn Covid-19, thực hiện đi kiểm tra giám sát thực hiện 5K, kịp thời phát hiện các trường hợp có bất thường về sức khỏe. Ðề nghị các doanh nghiệp xem xét việc bố trí tối thiểu 20% đến 50% số công nhân ăn ở và làm việc tại doanh nghiệp để bảo đảm an toàn sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi sản xuất khi có ca F0 trong doanh nghiệp…

Bộ phận Thường trực đặc biệt đề nghị UBND tỉnh Bình Dương giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chịu trách nhiệm điều hành quản lý toàn diện các khu cách ly tập trung. Các đơn vị y tế chịu trách nhiệm triển khai các nhiệm vụ về chuyên môn y tế, phòng, chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly. Rà soát năng lực các khu cách ly tập trung hiện tại để xây dựng kế hoạch, khảo sát để mở rộng các khu cách ly tập trung khi có các ca F1 số lượng đông. Thành lập các Tổ giám sát phòng, chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly tuyến tỉnh và Tổ giám sát tuyến huyện. Xem xét nghiên cứu cho các đơn vị xét nghiệm dịch vụ được xét nghiệm cho các doanh nghiệp và công khai niêm yết giá xét nghiệm Covid-19. Triển khai quản lý xét nghiệm Covid-19 bằng phần mềm, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác xét nghiệm và trả lời kết quả trên toàn địa bàn tỉnh.

Mặt khác, Bình Dương cần rà soát máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc điều trị Covid-19 (máy ECMO, máy thở…) để bổ sung kịp thời trong trường hợp dịch bùng phát quy mô lớn. Nghiên cứu thành lập cơ sở thu dung, điều trị ban đầu người mắc Covid-19 không triệu chứng tại khu ký túc xá trường đại học, cao đẳng để dự phòng trong trường hợp dịch bùng phát diện rộng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/binh-duong-phai-khoanh-gon-khong-de-dich-lan-rong-653040/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY