Tiêu đề vở diễn phần nào mang lại cho khán giả cảm tưởng về một tác phẩm kịch cảm tác văn học, đầy chất thơ. Nhận định đó không hoàn toàn sai.
Bồ Công Anh xoay quanh câu chuyện những nhân vật với số phận và tính cách gắn với đặc điểm của những loài hoa trên vùng đất Đà Lạt nên thơ. Vùng đất lãng mạn ấy gieo duyên, làm nảy nở những tình cảm đẹp: tình bạn, tình thân, tình yêu đôi lứa.
“Song Anh” trong kịch bản lần – hai nhân vật chính cùng tên Công Anh (Hoàng Công Anh và Trần Công Anh (Công Em) – gặp được nhau trong một dịp tình cờ. Chân tình của họ tưởng như sẽ đi đến một kết cục đẹp. Bởi đôi bạn trẻ có được sự đón nhận của 4 chị em Mai – Lan – Cúc – Trúc và mẹ của Công Em. Tuy nhiên, bi kịch liên tiếp xảy đến khi tình yêu không thể vượt qua định kiến.
Không chỉ còn là định kiến giới đơn thuần, từng bắt gặp ở một số tác phẩm thoại kịch mà trong kịch bản lần này do nsưt hữu quốc và vũ trần chắp bút; định kiến về gia đình, về thể diện đã dẫn dắt các nhân vật đến những quyết định phải rời xa nhau mãi mãi. hai nhân vật tưởng như thường xuyên đứng bên lề “song anh” – hai người bạn thân sơn quỳnh và tử đằng – cũng chất chứa câu chuyện thân phận, nhiều tâm lý day dứt cho khán giả sau mỗi suất diễn.
Cặp đôi biên kịch, đạo diễn nsưt hữu quốc và vũ trần dàn dựng vở thứ 2 trong năm nay tại nhà hát kịch sân khấu nhỏ 5b – kịch bồ công anh – tiếp tục khai thác những góc nhìn vui nhộn của cộng đồng người đồng tính và chuyển giới. bộ tứ mai – lan – cúc – trúc là sự chọn lọc, thể nghiệm nhiều rủi ro nhưng cũng chứa đầy bất ngờ. bối cảnh xuất hiện đa phần của 4 nhân vật chỉ trong một không gian nhỏ của cửa hàng hoa, nơi họ tự tin thể hiện tính cách. phép ẩn dụ không gian về những loài hoa dù muốn khoe sắc toàn vẹn nhưng lại bị giới hạn bởi cảm giác tự ti phần nào, còn dè chừng đánh giá khắt khe của xã hội.
Những mảng miếng của Mai – Lan – Cúc- Trúc trong kịch góp phần điểm xuyến cung bậc cảm xúc tích cực, lạc quan giữa các lớp kịch cao trào, nhiều suy ngẫm khác. Phân bổ những câu đùa của cộng đồng LGBT vào kịch nói rất dễ sa đà vào phản cảm, đặc biệt các lối đùa hình thể kém duyên. Tuy nhiên, tính chắt lọc trong thoại và diễn giải hình thể được Hữu Quốc – Vũ Trần đề cao trong mọi lớp diễn, cộng hưởng tư vấn nghệ thuật của “bà bầu” Mỹ Uyên; hiệu ứng vui nhộn của bộ tứ này đã bước đầu được chứng minh thành công.
Lần dàn dựng kịch bản “Bồ Công Anh” là sự thể nghiệm không chỉ cho Sân Khấu Nhỏ mà còn đối với bản thân NSƯT Hữu Quốc. Phần lớn kịch mục của anh trong cả địa hạt cải lương và kịch nói thường gắn với văn hóa dân dã miền Tây Nam Bộ. Khi chuyển bối cảnh, đời sống và tính cách con người trên vùng trung du, khán giả cảm nhận rõ rệt một màu sắc kịch khác. Trước đó, tại điểm diễn này đã gây ấn tượng với đầu tư phục trang chỉn chu, có ý tưởng thống nhất xuyên suốt, mang hơi hướng Tây phương trong các vở như “275 Gram” và “Gương Mặt Kẻ Khác”. “Bồ Công Anh” lần này tiếp tục cho thấy độ “chịu chơi” của bà bầu Mỹ Uyên cùng Hữu Quốc, Vũ Trần và ekip phục trang (stylist Bình Yên Nguyễn, nhà thiết kế Trương Minh Nghĩa) để mang đến không gian kịch đề tài đồng tính, chuyển giới nhưng “sang – sạch – sáng”.
Bên cạnh đó, thân phận của tất cả nhân vật trong bồ công anh là sự góp nhặt, chắt lọc của những con người thật mà nsưt hữu quốc gặp gỡ, ghi chép trong hơn 10 năm qua. day dứt, đớn đau và tột cùng hạnh phúc của những thân phận đó có lẽ vẫn chưa đúng thời điểm để đưa lên sân khấu chính thống nhiều năm trước. song, nhiều bình luận cảm thông và giọt nước mắt, dõi theo của khán giả trong 2 suất diễn đầu đã động viên nsưt hữu quốc nói riêng và ekip nói chung tự tin vào quyết định dàn dựng của mình.