Hô hấp hôm nay

Bỏ dở điều trị - nguy cơ Ch?t người của bệnh lao

Bệnh nhân thường dùng Thu*c vài tháng đầu, khi khỏe hơn là tự ý bỏ điều trị khiến bệnh nhanh tái phát, nguy cơ kháng Thu*c, lây nhiễm cộng đồng cao.

Việt Nam hiện là một trong những nước mang gánh nặng về bệnh lao, xếp thứ 12 trong số 22 quốc gia có số người mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Mỗi năm cả nước có hơn 100.000 trường hợp mắc bệnh đăng ký điều trị. TP HCM chiếm gần 15% bệnh nhân lao của cả nước, với khoảng 15.000 ca mỗi năm.

Số bệnh nhân lao kháng Thu*c ngày càng tăng. Nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân không thực hiện đúng quy trình điều trị, tự ý ngừng Thu*c, uống Thu*c không đúng liều.

Nguồn nhân lực y tế cho điều trị bệnh lao hiện vẫn còn hạn chế. Ảnh minh họa: B.V

. Đa số họ chỉ dùng Thu*c vài tháng đầu, khi thấy khỏe hơn, tưởng là hết bệnh nên bỏ dở điều trị. Việc điều trị dở dang khiến bệnh không được chữa dứt điểm và nhanh tái phát, với nguy cơ kháng Thu*c cao.

“Chữa khỏi bệnh lao thông thường chỉ cần phác đồ điều trị 6 tháng. Lao kháng Thu*c, thời gian điều trị phải từ 19 đến 24 tháng với quá trình điều trị nghiêm ngặt, nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Nếu không tuân thủ sẽ trở thành siêu kháng Thu*c, tỷ lệ Tu vong cao”, bác sĩ Bửu cho biết.

Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới WHO là giảm 50% tỷ lệ mắc bệnh và Tu vong do lao vào năm 2015. TP HCM cũng đã triển khai chiến lược chống lao mới, phù hợp với chiến lược chống lao toàn cầu nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Hơn 70% số bệnh nhân lao kháng Thu*c được cứu sống sau 19-24 tháng điều trị, không như trước đây là gần như không ai sống sót sau 2-3 năm.

TP HCM đang thử nghiệm phác đồ điều trị 6 tháng đối với bệnh nhân lao. Sau khi triển khai công thức này, số trường hợp tái phát từ 6% giảm xuống còn 2%, giảm 1/3 so với phác đồ 8 tháng trước kia. Tuy nhiên, tỷ lệ điều trị thất bại lại tăng lên. 

Nguyên nhân của việc điều trị thất bại là do mạng lưới y tế hiện nay chưa thực sự đủ nguồn lực. Lượng bệnh đông, theo phác đồ mới tuy rút ngắn thời gian điều trị nhưng thời gian quản lý bệnh nhân tăng lên, nhân viên quán xuyến không xuể. Ngoài ra, quan trọng nhất là sự tuân thủ điều trị của người bệnh kém. Bên cạnh đó còn do sự thờ ơ của cộng đồng, mà cộng đồng ở đây chính là người thân, những người gần gũi nhất với bệnh nhân.

Theo bác sĩ Bửu, sự hỗ trợ của người nhà bệnh nhân là rất quan trọng,Thân nhân cần chủ động liên hệ thường xuyên với y tế, theo dõi những biểu hiện bất thường, báo cáo ngay về tác dụng phụ của bệnh nhân, nhắc nhở bệnh nhân đi khám định kỳ, khuyến khích, động viên bệnh nhân điều trị cho đến khi khỏi bệnh.

Với phác đồ điều trị hiện nay, trong 2 tháng đầu, bệnh nhân đến uống Thu*c hàng ngày tại phòng khám lao quận dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Trong 4 tháng sau, bệnh nhân tự uống Thu*c ở nhà dưới sự giám sát, nhắc nhở của người nhà.

Theo một kết quả nghiên cứu tại TPHCM, tháng đầu tiên của giai đoạn duy trì, cứ 10 thân nhân thì có 4 không nhắc bệnh nhân uống Thu*c. Số người nhà không nhắc, không nhìn thấy bệnh nhân uống Thu*c tăng dần trong những tháng tiếp theo.

Về phía bệnh nhân, ban đầu tuân thủ điều trị tốt nhưng về sau, khoảng từ tháng thứ tư trở đi, do có phần chủ quan nên quên uống Thu*c. Một phần rất lớn là người bệnh đã khỏe trở lại, tập trung vào mưu sinh nên lơ là điều trị. Kết quả cho thấy, 3% bệnh nhân ở TP HCM tự ý bỏ điều trị, tức là khoảng 500 người.

"Mấy chục năm qua, Thu*c điều trị lao vẫn chưa có nhiều thay đổi. Nếu lao kháng Thu*c thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ lây nhiễm cho cộng đồng sẽ rất cao. Việc phòng và chữa bệnh lao không chỉ là trách nhiệm ngành y tế mà của cả cộng đồng, vì sức khỏe chính bản thân bệnh nhân và tất cả mọi người", bác sĩ Bửu nhấn mạnh.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/bo-do-dieu-tri-nguy-co-chet-nguoi-cua-benh-lao-2476622.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Bất chấp những tranh cãi về khả năng gây ung thư hoặc tác dụng phòng ngừa ung thư từ nhiều nghiên cứu, trà yerba mate vẫn tiếp tục được cho là thức uống sức khỏe và được bày bán trên thị trường Việt Nam với nhiều mẫu mã, hình thức và công dụng giúp giảm cân, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch. Những phát hiện trái ngược này dẫn tới những nghi vấn rằng mate là thức uống bổ dưỡng hay nguy cơ đối với sức khỏe, nhất là ung thư đầu – cổ.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.