Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Bộ GD-ĐT yêu cầu chủ động ứng phó với dịch viêm phổi cấp do coronavirus

Bộ GD-ĐT vừa có công điện gửi các sở GD-ĐT, các đại học, học viện, viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ thông báo liên quan đến dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus (nCoV).

Công điện nêu rõ: Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus (nCoV) gây ra đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc. Đây là dịch bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do coronavirus biến chủng gây ra, chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường tiếp xúc gần, hoặc nước bọt. Đến nay đã ghi nhận có trường hợp xâm nhập vào Việt Nam và một số quốc gia khác.

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28.1.2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus gây ra và Công điện số 121/CĐ-CP ngày 23/01/2020 về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus gây ra, Bộ yêu cầu các sở GD-ĐT, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm chủ động phối hợp với các sở y tế và cơ quan có liên quan của địa phương triển khai một số công việc để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh, chủ động ứng phó có hiệu quả nhất trong trường học, cụ thể như sau:

1. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28.1.2020 của Thủ tướng Chính phủ và các nội dung tại Công điện số 121/CĐ-CP ngày 23.1.2020 về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus và Công văn số 1696/TTg-KGVX ngày 17.1.2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch bệnh mùa đông xuân năm 2019 - 2020.

2. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm đảm bảo sức khỏe và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Theo dõi và quản lý tốt sức khỏe học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh; khi có hiện tượng bất thường hoặc dịch bệnh xảy ra cần thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus và dịch bệnh mùa đông xuân. Giáo dục học sinh, sinh viên làm tốt nhiệm vụ là cầu nối tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng.

4. Hướng dẫn học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

5. Triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; chủ động phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng chống dịch bệnh; đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch cho trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường, thường xuyên làm vệ sinh môi trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học.

6. Báo cáo kịp thời về Bộ GD-ĐT thông qua Vụ Giáo dục thể chất.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các đơn vị trực thuộc Bộ nghiêm túc thực hiện.

Trước đó, ngày 27.1, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) đã có công văn gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đề nghị hỗ trợ đảm bảo an toàn và phòng tránh dịch bệnh cho lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc.

Theo nội dung công văn, hiện nay, tình hình dịch viêm phổi cấp do coronavirus mới tại Trung Quốc đang có diễn biến phức tạp, số ca lây nhiễm liên tục tăng. Thông tin từ Đại sứ quán, có 30/31 tỉnh thành ở Trung Quốc đã phát hiện ca nhiễm bệnh; lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đa phần đã về nước nghỉ Tết Nguyên đán, tuy nhiên vẫn còn 141 lưu học sinh đang ở tại 20 địa phương của Trung Quốc.

Thời gian qua, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) thường xuyên cập nhật thông tin từ các lưu học sinh và Đại sứ quán (qua đại diện giáo dục) về tình hình dịch bệnh nói chung và tình trạng của lưu học sinh Việt Nam nói riêng để có thể hỗ trợ, chia sẻ khi cần thiết.

Nhằm hỗ trợ các lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc được đảm bảo an toàn, kịp thời thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh, Cục Hợp tác quốc tế trân trọng đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tiếp tục thông tin về tình hình lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc cho Bộ GD-ĐT (qua Cục Hợp tác quốc tế) và có biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho lưu học sinh Việt Nam đang ở tại Trung Quốc;

Đồng thời, cần giúp trao đổi với Bộ Giáo dục Trung Quốc để có thông tin cập nhật về kế hoạch học tập nói chung cho lưu học sinh Việt Nam tại các cơ sở giáo dục của Trung Quốc. Bộ GD-ĐT Việt Nam sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục Trung Quốc để đảm bảo việc học tập cho lưu học sinh nếu lưu học sinh phải tạm dừng học trong thời gian dịch bệnh hoặc có sự di chuyển theo sắp xếp của Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Việt Nam.

Tú Viên

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/giao-duc-c-69/bo-gd-dt-yeu-cau-chu-dong-ung-pho-voi-dich-viem-phoi-cap-do-coronavirus-130545.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Thống kê cho thấy, tỷ lệ Tu vong do viêm phổi ở NCT nước ta nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể lên tới 25%.
  • Mùa lạnh, cần đặc biệt chú ý đến bệnh viêm phổi ở người cao tuổi (NCT). Bệnh thường có xu hướng nặng hơn ở người trên 65 tuổi bởi sức chống đỡ của cơ thể đã kém, phổi lão hóa rõ rệt.
  • Bất cứ mùa nào trong năm, người cao tuổi (NCT) vẫn có thể bị viêm phổi, nhất là khi bị lạnh đột ngột. Bệnh viêm phổi ở NCT có thể phòng ngừa được nếu có sự quan tâm thích đáng của bản thân và gia đình họ.
  • Viêm phổi do rối loạn nuốt rất thường gặp ở người cao tuổi, người đang được theo dõi chăm sóc tại nhà, ở các khu dưỡng lão và thậm chí ngay cả trong bệnh viện.
  • Quá trình lão hoá và tuổi già là quy luật tất yếu của tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng này xảy ra sớm hay muộn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, môi trường sống và thói quen lành mạnh cũng góp phần rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự lão hoá và tiến trình tuổi già.
  • Triệu chứng khó thở và ho liên tục có thể khiến bạn lo lắng đến các bệnh ở họng hoặc tim. Nhưng bạn có biết rằng, đó cũng có thể là 2 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm phổi .
  • Chị họ tôi bị viêm phổi, đang điều trị tại bệnh viện tỉnh. Tôi và mấy người nhà cùng vào viện thay nhau chăm sóc chị tôi.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY