Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bố mẹ tự hào vì con gái thành đạt, có vị trí xã hội

MangYTe - PGS.TS Lưu Bích Ngọc, Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ, khi bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, người vui nhất chính là bố của bà.

Hiện nay, mất cân bằng giới tính khi sinh đang trở thành một trong những vấn đề "nóng" và thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận xã hội. 

Thực tế cho thấy, mặc dù nhiều người dân đã có nhận thức và hiểu biết đúng về công tác dân số nhưng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, muốn sinh nhiều con trai vẫn tồn tại trong suy nghĩ của không ít các bậc cha, mẹ. Quan niệm “một trăm đứa khóc như ri không bằng một đứa đi giật lùi”, "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô"... vẫn hiện hữu một cách cố hữu trong suy nghĩ của rất nhiều người dân.

Tại một số tỉnh miền núi và miền biển, vẫn còn nhiều gia đình mong sinh con trai để đảm đang những công việc nặng nhọc của gia đình mà con gái không làm được như đi biển, chài lưới, khuân vác …

Tác động của sự chênh lệch tỷ số giới tính khi sinh sẽ không dễ nhận thấy ngay, nhưng những năm tiếp theo sau sẽ gây ra tình trạng "nam thừa, nữ thiếu", theo đó xuất hiện hàng loạt các vấn đề thách thức lớn như: khó tìm vợ, mất cân đối về nhân sự trong các ngành nghề xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội.

Pgs.ts lưu bích ngọc - chánh văn phòng hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực bộ giáo dục và đào tạo cho hay, bản thân bà cũng là nữ trong một gia đình có hai chị em gái. dưới góc độ là một người con gái trong gia đình, bà bích ngọc cũng đã có những trải nghiệm và chia sẻ về việc này.

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - Chánh Văn phòng Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Chí Cường


Bà Bích Ngọc chia sẻ, trong quá trình làm việc, nghiên cứu của mình, bà đã có rất nhiều chuyến công tác tới nhiều tỉnh thành của Việt Nam. Qua đó, bà Ngọc phải thừa nhận rằng quan niệm về "trọng nam khinh nữ", phải có "con trai nối dõi tông đường" là quan niệm truyền thống ăn sâu vào tiềm thức hàng nghìn đời nay của người dân. 

Thế nhưng bà ngọc nhận thấy rằng, dần dần những quan niệm này đã bắt đầu có những thay đổi và chúng ta đang tiến tới một xã hội hiện đại hơn, văn minh hơn. những quan niệm truyền thống sẽ có những biến đổi nhất định để phù hợp với cuộc sống hiện nay.

"chúng tôi là thế hệ của những năm 70 thế kỷ trước. vậy nhưng bố mẹ tôi cũng đã quan niệm là có hai con là dừng lại, có 2 con gái cũng vậy. nếu như những người con trai mang lại được những giá trị thì nuôi dạy người con gái các cụ cũng có những kỳ vọng. tôi thấy hiện nay trong gia đình tôi hay là những gia đình khác, khi người con gái đạt được vị trí trong xã hội thì bố mẹ rất là tự hào, lúc đó không cần phân biệt đó là con trai hay là con gái" - pgs.ts lưu bích ngọc cho hay.

Cá nhân bà Ngọc nhớ mãi thời điểm bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, khi mọi người hỏi "chị có cảm thấy vui và hạnh phúc không khi mà chị đã đạt được một trình độ học vấn cũng tương đối cao vậy", thì bà Ngọc trả lời "Tôi vui chứ. Tôi vui vì đã đạt được sự ghi nhận cho những nỗ lực của bản thân mình để tiến tới một chân trời trí thức mới".

Tuy nhiên, theo bà Ngọc, người vui nhất vào thời điểm đó chính là bố của bà.

Sự thực đó cho thấy, câu chuyện tự hào về con trai hay con gái là khi các con có thành tích, nó sẽ là như nhau nếu như người con gái cũng có những thành quả thành tích như người con trai.

Kim Vân

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/bo-me-tu-hao-vi-con-gai-thanh-dat-co-vi-tri-xa-hoi-20200918061458494.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY