Dây là những thông tin được nêu ra trong Quyết định 1588/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tạm thời quản lý sức khỏe người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch COVID-19” và “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng”. Tài liệu này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị, Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành...
Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh. Việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.
Theo các số liệu thống kê nghiên cứu cho thấy người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ cao hơn mắc COVID-19, bệnh cảnh nặng nề hơn, điều trị kéo dài hơn với chi phí tốn kém hơn và tỷ lệ Tu vong cao hơn. Ở Trung Quốc, tỷ lệ Tu vong lên tới 19% ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên; 10,5% ở người có mắc bệnh tim mạch; 7,3% ở người mắc đái tháo đường; 6,3% ở người mắc COPD; 6,0% ở người tăng huyết áp và 5,6% ở bệnh nhân ung thư.
Theo Bộ Y tế, các số liệu thống kê nghiên cứu cho thấy người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, tiểu đường... có nguy cơ cao hơn mắc COVID-19, bệnh cảnh nặng nề hơn, điều trị kéo dài hơn với chi phí tốn kém hơn và tỷ lệ Tu vong cao hơn. Ảnh minh họa; Internet
Trong khi đó, 8 trong số 10 ca Tu vong do COVID-19 ở Mỹ là người cao tuổi. Tại Việt Nam, có 17/245 trường hợp bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đều là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền mạn tính.
Trong bối cảnh đó, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã thành lập nhóm chuyên gia đến từ Bộ môn Y học gia đình Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Lão khoa Trung ương... tham gia biên soạn tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính ở tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch COVID-19”.
Tài liệu này nhằm hướng dẫn cán bộ y tế cơ sở trong việc phối hợp với y tế tuyến trên cùng với chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương vừa thực hiện nhiệm vụ dự phòng lây nhiễm COVID-19 cho người cao tuổi vừa bảo đảm điều trị có hiệu quả cho bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính tại cộng đồng trong bối cảnh phòng chống dịch bệnh.
Cục Quản lý Dược nhận được Công văn số 01/CL-NP ngày 31/01/2020 của Công ty TNHH Thương mại DMP Nam Phương đề nghị được tự nguyện thu hồi và tiêu hủy Thu*c viên nén nhai Incepban 400 Chewable Tablet Số lô: 18003, NSX: NOV 18, HD: OCT21, do Công ty Incepta Pharmaceuticals Ltd (Bangladesh) sản xuất.
Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến người bệnh đến khám và điều trị tại các bệnh viện có giảm, nhu cầu sử dụng máu cũng giảm nhưng mỗi ngày, Viện Huyết học và Truyền máu TƯ cần khoảng 700 đơn vị máu để cung cấp cho các bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố.
Báo cáo nhanh cập nhật lúc 9 giờ ngày 8/4 của Bộ Y tế cho thấy, hiện Việt Nam có 2.738 ca nghi ngờ mắc COVID-19 đang được cách ly theo dõi và có 74.626 người tiếp xúc gần, người về từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi y tế.
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày là một phần điều trị của ung thư dạ dày. Không có dạ dày có thể là một thách thức khó khăn cho người bệnh trong việc ăn uống, tiêu hóa.
Báo cáo nhanh cập nhật ngày 7/4 của Bộ Y tế cho thấy, hiện Việt Nam có 2.601 ca nghi ngờ mắc COVID-19 đang được cách ly theo dõi, giảm hơn 500 ca so với ngày hôm qua (3.154 ca) và có 85.295 người tiếp xúc gần, người về từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi y tế.
Chủ đề liên quan:
Bộ Y bộ y tế cách ly cảnh báo Covid 19 COVID_19 mắc COVID 19 nguy cơ nguy cơ cao những người trở nặng y tế