Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Bộ Y tế giải đáp chính thức các thắc mắc về cúm do chủng mới của Virus Corona

Sức khỏe Việt Nam - Trang thông tin chính thức của Bộ Y Tế/

Câu hỏi: Vi rút Corona nCoV là gì?

Trả lời: Vi rút Corona (nCoV) là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó.

Câu hỏi: Nguồn gốc của vi rút Corona nCoV từ đâu?

Trả lời: Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của nCoV. Nhiều ý kiến cho rằng, vi rút Corona là một betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của vi rút.

Câu hỏi: Cơ chế vi rút Corona nCoV lây lan như thế nào?

Trả lời: Vi rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây truyền từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây lan từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, vi rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng vi rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Vi rút cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi và mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể bị phơi nhiễm vi rút khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Câu hỏi: Những triệu chứng và biến chứng mà vi rút Corona nCoV có thể gây ra?

Trả lời: Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 02 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV gây sốt và có thể tổn thương đường hô hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và có thể nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân Tu vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.

Câu hỏi: Đã có loại Thu*c đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona nCoV gây ra chưa?

Trả lời: Tại thời điểm này, chưa có loại Thu*c đặc hiệu nào để phòng và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona nCoV gây ra. Những người bệnh hiện nay được điều trị giảm các triệu chứng, các trường hợp bệnh nặng sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị hỗ trợ tối ưu nhất. Một số phương pháp điều trị đặc hiệu đang được nghiên cứu, thực hiện trong điều trị lâm sàng cho các bệnh nhân.

Câu hỏi: Nhóm độ tuổi nào dễ bị mắc chủng mới của vi rút Corona?

Trả lời: Người dân ở mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc chủng mới của vi rút Corona. Tuy nhiên, người cao tuổi, người có bệnh mãn tính (như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim mạch,…) sẽ dễ bị mắc và bệnh thường nặng hơn.

Câu hỏi: Làm thế nào giúp tôi có thể bảo vệ bản thân?

Trả lời: Để chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona nCoV, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

* Người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách trên 02 mét khi tiếp xúc.

- Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trong ít nhất 30 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.

- Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rủa tay với xà phòng…

- Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.

- Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

- Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

* Những người từ Trung Quốc trở về

- Những người từ Trung Quốc trở về Việt Nam cần tự cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày. Cần khai báo với cơ quan y tế sở tại nơi gần nhất để được hỗ trợ khi cần thiết.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

* Những người đi đến Trung Quốc

- Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến Trung Quốc trong thời gian xảy ra dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona nCoV.

- Trường hợp bắt buộc, phải hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

- Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang, thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Gọi điện cho cơ sở y tế trước khi đến để thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.

Câu hỏi: Những khuyến cáo nào khi tôi có lịch trình đi lại, du lịch?

Trả lời:

1. Tránh đi lại, du lịch nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở

- Cần đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên.

- Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

2. Một số lưu ý để phòng, chống lây nhiễm nCoV

- Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho.

- Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn.

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng.

3. Sử dụng khẩu trang đúng cách

- Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức.

- Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng.

- Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 01 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang.

4. Chủ động tìm đến cơ sở y tế nếu bạn bị ốm

- Nếu cảm thấy có dấu hiệu ốm khi đi lại, du lịch cần thông báo ngay cho nhân viên hàng không, đường sắt hoặc ô tô và tìm đến chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

- Hãy chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

5. Lưu ý quan trọng để phòng, chống lây nhiễm nCoV

- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

- Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã ch*t.

Câu hỏi: Tôi có thể liên hệ thông báo thông tin bằng cách nào?

Trả lời:

Bộ Y tế công bố 02 số điện thoại đường dây nóng cung cấp thông tin về bệnh Viêm đường hô hấp cấp do nCoV 2019: 1900 3228 và 1900 9095.

Cùng với đó, 21 đường dây nóng của các Bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV:

Bệnh viện Bạch Mai: 0969.851.616

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 0969.241.616

Câu hỏi: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị hai ca bệnh ở Chợ Rẫy?

Trả lời: Như chúng ta biết, hiện chưa có phác đồ điều trị chính thống về diệt virus và Thu*c đặc trị virus. Khuyến cáo chung của các nhà khoa học là điều trị hỗ trợ. Tuy nhiên, điều trị khác nhau ở mỗi nơi dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân.

Hai trường hợp ở Bệnh viện Chợ Rẫy, một người trẻ tuổi không bệnh và người bố trên 60 tuổi có rất nhiều bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, suy mạch vành, ung thư phổi đã qua phẫu thuật.

Với người con, chúng tôi đánh giá toàn bộ tình trạng bệnh nhân. Chúng tôi chỉ sử dụng một loại Thu*c hạ sốt. Bên cạnh đó là một số biện pháp triệt để như mở rộng cửa tạo luồng không khí tự nhiên, 12 luồng không khí tự nhiên mỗi giờ, nhiệt độ phòng cao, có ánh nắng mặt trời, giảm đời sống virus. Thứ hai, chúng tôi áp dụng biện pháp súc họng bằng dung dịch sát khuẩn. Tài liệu nước ngoài chưa từng đề cập nhưng qua kinh nghiệm điều trị và bằng chứng khoa học về săn sóc bệnh nhân thở máy, chúng tôi áp dụng biện pháp súc họng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa virus. Đây là biện pháp khác biệt. Trong các khuyến cáo của WHO cũng chưa từng áp dụng. Chỉ sau 4 ngày điều trị, người con đã chuyển biến tốt. Xét nghiệm sau đó chỉ là bước khẳng định âm tính với virus.

Trong khi đó, người cha nhiều bệnh, phải xét nghiệm mỗi ngày để phán đoán chuyện gì có thể xảy ra, từ đó điều chỉnh lượng Thu*c. Một người vừa suy giảm miễn dịch, vừa nhiều bệnh, chỉ cần thay đổi nhẹ cũng ảnh hưởng lớn. Quan trọng nhất là phải theo dõi, áp dụng tất cả kinh nghiệm điều trị lâm sàng để phát hiện sớm biến chứng và ngăn ngừa. Làm sao để giữ sức cho bệnh nhân, cơ thể ổn định, chống lại sự tàn phá của virus.

Câu hỏi: Khuyến cáo chung cho người dân trước tình hình dịch?

Trả lời: Với khuyến cáo chung cho người dân, các phương tiện truyền thông đại chúng đã công bố một số phương pháp phòng ngừa như khẩu trang, rửa tay thường xuyên... rất rõ ràng. Mong mọi người tuân thủ các phương pháp để hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc trực tiếp với virus.

Thông tin của Bộ Y tế và các ban ngành liên quan đã đưa tin hàng ngày. Người dân nên theo dõi chặt chẽ để nắm bắt sự biến đổi, nhất là với loại virus lạ mà các nhà khoa học chưa có hiểu biết cặn kẽ. Do đó cần theo dõi thông tin liên tục.

Hiện tại, các thông tin tại Việt Nam cũng rất minh bạch, cập nhật nhanh. Bất cứ ca mới nào xuất hiện cũng đã có thông tin cho người dân. Tình hình của từng bệnh nhân cập nhật hàng ngày. Tôi nghĩ đây là thông tin minh bạch không kém các nước phát triển. Do đó, chúng ta không nên tìm đến thông tin không chính thống dẫn đến sai lầm, thất thiệt.

Câu hỏi: Virus nCoV có lan truyền trong không khí hay không? Làm thế nào để phòng ngừa?

Trả lời: Có hai con đường lây lan của loại nCoV này. Con đường thứ nhất là tiếp xúc trực tiếp với giọt bắn, con đường thứ hai là đụng chạm, sờ tay vào các chất trong vùng hầu họng của người bệnh, sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng.

Trong y tế phân hai loại: là giọt bắn, bắn trực tiếp từ người bệnh sang người tiếp xúc. Khả năng lây lan phụ thuộc vào việc giọt bắn đi tới đâu, ở đây khoảng cách khoảng 2 mét. Trên 2 mét thì bạn có thể tránh được. Loại thứ hai là khí dung. Kích thước và trọng lượng của một số loại virus rất nhẹ, nó có thể lơ lửng trong không khí khi mình ho, nó có thể bị gió thổi bay từ chỗ này sang chỗ khác. Do đó khả năng lây nhiễm bệnh xa hơn, bán kính rộng lớn hơn. Chúng ta cần hiểu rõ hai loại này.

Liệu nCoV có thể bay trong không khí không? Tôi xin khẳng định là không có chuyện đó. Virus này không đủ nhẹ để bay. Chỉ khi nào giọt bắn tiếp xúc trực tiếp với bạn thì mới có khả năng. Điều này cũng giải thích cho chuyện vì sao mang khẩu trang thông thường cũng có thể ngăn ngừa được, vì khẩu trang có thể cản được giọt bắn.

Câu hỏi: Hiện nay một số trường học yêu cầu 100% các học sinh đeo khẩu trang trong suốt thời gian học ở trường để tránh lây nhiễm nCov, như vậy có cần thiết không,, vì sao?

Trả lời: Việc sử dụng khẩu trang phải đúng cách trong mọi trường hợp. Sử dụng khẩu trang sai mục đích có thể làm tăng khả năng lan truyền của bệnh dịch. Nên đeo khẩu trang trong những trường hợp: khi chăm sóc tiếp xúc với người bệnh, sau đó bỏ ngay khẩu trang và rửa tay thật sạch; khi cảm thấy mình có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, kể cả các bệnh đường hô hấp mà phải tiếp xúc với người khác.

Cách sử dụng khẩu trang như sau: đeo khẩu trang che kín miệng và mũi, không để khe hở. Khi đeo cần tránh sờ vào khẩu trang. Khi chạm vào khẩu trang đã sử dụng, cần rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sạch... Khẩu trang đang dùng bị hắt hơi hoặc ẩm, phải thay. Đeo khẩu trang một lần và rửa sạch tay sau khi tháo bỏ khẩu trang.

Chú ý, trong khi sử dụng khẩu trang vẫn thực hiện các biện pháp vệ sinh khác phòng ngừa lây lan, khi dùng khẩu trang xong cần tiêu hủy đúng cách. Như vậy, bố mẹ nên biết cách để sử dụng cho con em mình phù hợp.

Câu hỏi: Bệnh có lây qua đường ăn uống không? Nếu gặp người nhiễm bệnh thì tiếp xúc trong bao lâu sẽ lây và thời gian ủ bệnh là bao lâu trước khi phát bệnh ra ngoài?

Trả lời: Corona là một họ gồm nhiều loại virus mà nCoV đợt này là một loại virus biến chủng của nó. Họ virus này thường gặp trong gia súc, mèo, rắn, dơi, lạc đà... Khi biến chủng vì một lý do đặc biệt, nó có thể lây sang người. Do đó, đầu tiên cần hiểu rằng nguồn gốc của nó là động vật, nó có sẵn trong những loài động vật này.

Nếu chúng ta ăn thức ăn không chín, có thể nhiễm bệnh. Do đó, con đường ăn uống là con đường bỏ ngỏ, có thể gặp. Với riêng loại này, chưa có bằng chứng cụ thể là nó lây qua ăn uống, nhưng mình cần hiểu cơ chế như thế. Do đó con đường ăn uống cũng hoàn toàn có thể. Vì vậy, bạn cần chú ý ăn thức ăn chín, không được ăn sống.

Thời gian ủ bệnh biến thiên 1-14 ngày. Một báo cáo gần đây của các bác sĩ Trung Quốc dựa trên 425 bệnh nhân ở Vũ Hán, thời gian ủ bệnh trung bình 5-7 ngày. Ngoài ra, 14 ngày là giới hạn cuối cùng để xác định có bị lây bệnh hay không.

Câu hỏi: Người đã nhiễm corona khi được chữa khỏi có bị nhiễm lại nữa không?

Trả lời: Đối với virus corona mới này bệnh nhân xuất viện khi có chỉ số lâm sàng về bình thường, hết sốt 3 ngày và đặc biệt sau 2 lần xét nghiệm liên tiếp âm tính thì được kết luận khỏi bệnh. Tuy nhiên đây là một bệnh mới, do đó vấn đề miễn dịch, vấn đề mắc lại cần được tiếp tục nghiên cứu.

Câu hỏi: Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng và công ty sản xuất khẩu trang, vậy chất lượng có bảo đảm không và xài loại nào cho đúng?

Trả lời: Để phân loại chính xác, trong y tế có ba loại khẩu trang: nhân viên y tế thông thường, khẩu trang phẫu thuật và khẩu trang phòng chống dịch bệnh như nCoV đợt này.

Trong ba loại, chỉ có khẩu trang N95 ngăn ngừa 95% virus vào hầu họng, vì thiết kế khẩu trang này có kích thước lỗ đủ nhỏ để ngăn ngừa virus. Còn hai loại kia không có khả năng phòng chống khi chúng ta tiếp xúc nguồn lây bệnh.

Tuy nhiên các loại khẩu trang khác cũng có tác dụng phòng ngừa. Bởi vì trong các dịch như thế này, trong quá trình chưa phát bệnh, virus có thể vào hầu họng và khi mình ho, hắt hơi sổ mũi, thậm chí nói lớn... giọt bắn có thể mang theo virus ra ngoài. Việc mang khẩu trang giúp ngăn sự phát tán của virus ra ngoài. Cộng hưởng với việc, người chưa bị bệnh cũng đeo khẩu trang thì có thể ngăn cản một phần. Do đó cùng lúc, mình mang khẩu trang cho cả người bệnh lẫn không bệnh, có thể có hiệu quả ngăn ngừa. Vì vậy các bạn vẫn nên sử dụng khẩu trang, kể cả các loại thông thường.

Câu hỏi: nCoV không phát triển và sống được ở môi trường nhiệt độ trên 20 độ C có đúng hay không? Xin được giải thích rõ?

Trả lời: Đặc tính rõ nét của nCoV cho đến nay chưa có thông tin chính thức là ở nhiệt độ nào thì nó bị tiêu diệt. Đây là một chủng trong dòng họ coronavirus, do đó có đặc tính chung của dòng này. Đó là phát triển ở nơi có nhiệt độ thấp và ẩm, thường dưới 25 độ C, chung cho cả dòng coronavirus.

Nhiệt độ ở Việt Nam, cụ thể TP HCM trên 28 độ C là một sự hạn chế với virus này. Điều này cũng đồng nghĩa với "thiên thời", giúp ngăn dịch bùng phát mạnh hơn. Sau khi ra khỏi vùng hầu họng của người mang bệnh, virus có thể sống trong giọt bắn của người bệnh, nếu nhiệt độ thấp, thì sức sống của nó rất lâu đến vài giờ. Trong môi trường vừa có nắng, vừa nhiệt độ cao, thì chỉ trong 3-5 phút nó có thể bị tiêu diệt, giúp khả năng lây nhiễm giảm đi nhiều.

Câu hỏi: Coronavirus chủng nCoV là gì, nguồn gốc của nCoV? Cơ chế của nCoV lây nhiễm thế nào?

Trả lời: Virus corona là tên gọi chung cho một chủng virus gây bệnh trên cả động vật và con người, với tên gọi đặc biệt corona-vương miện (trong tiếng Latinh) được dựa trên hình thái giống vương miện của virus này dưới kính hiển vi. Trước khi 2019-nCoV xuất hiện, corona virus gây bệnh trên người 6 loại, trong đó nổi bật nhất là SARS-CoV năm 2003 và MERS-CoV năm 2012, 2015 gây ra các vụ dịch lớn trên thế giới. Bốn chủng virus corona khác gây bệnh cảnh nhẹ với các triệu chứng nhẹ tương tự cảm cúm.

2019-nCoV có bộ gene tương đồng 89% với SARS-CoV và tương đồng 96% với loài corona virus trên dơi. Điều này gợi ý virus có thể có nguồn gốc từ dơi và có cơ chế gây bệnh giống SARS, nhưng không phải SARS. Thực tế cho thấy bệnh cảnh gây ra bởi nCoV nhẹ hơn nhiều so với SARS-CoV.

Bằng chứng hiện nay cho thấy 2019-nCoV lây truyền chính người sang người qua các giọt bắn đường hấp (droplets) hoặc qua các tiếp xúc gần, tương tự như bệnh cúm và các mầm bệnh đường hô hấp khác. Bất kỳ ai tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với người có triệu chứng hô hấp (hắt hơi, ho...) đều có nguy cơ tiếp xúc với các giọt hô hấp bị lây nhiễm. Những người tiếp xúc gần có thể là người trong gia đình, đồng nghiệp, người đi cùng tàu xe, đặc biệt là nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân và người chăm bệnh. Sự lây nhiễm qua nhân viên y tế đã được ghi nhận tại Vũ Hán, Trung Quốc (với 16 trường hợp đã báo cáo); và cho đến nay dịch trong cơ sở y tế chưa được ghi nhận. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ số lây truyền của nCoV là 1,4-2,5, nghĩa là một bệnh nhân có thể lây nhiễm 1,4 đến 2,5 người khác thông qua giọt bắn hoặc tiếp xúc gần.

Ngoài ra, virus cũng có thể bị lây từ việc gián tiếp khi ai đó chạm tay vào một vật như mặt bàn ghế, giường bệnh, vật dụng mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về khả năng tồn tại ở môi trường của 2019-nCoV. Về mặt lý thuyết thì virus corona, ví dụ như SARS-CoV, có thể sống sót bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết mát và lạnh. SARS-CoV có thể tồn tại tới 3-4 ngày trên các vật liệu gỗ, vải, giấy, kim loại, da; 4-5 ngày trong nước bọt và chất thải của bệnh nhân. Virus có thể tồn tại với độ lực cao ở 4-20 độ C trong 5 ngày; chỉ mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút (ở 56 độ C). Tia cực tím (UV) và các hóa chất khử trùng y tế ở nồng độ thông thường có thể diệt được virus trong vòng 60 phút.

Câu hỏi: Những người mới nghi ngờ nhiễm virus corona đưa vào phòng cách ly thì khả năng chưa nhiễm nhưng có thể bị lây từ người đã bị nhiễm không?

Trả lời: Quy trình của chúng tôi trong một bệnh viện là khi bệnh nhân tới sẽ được nhân viên y tế tiếp nhận và thăm khám từ đầu. Nếu có yếu tố nghi ngờ nhiễm bệnh, ngay lập tức sẽ được đưa vào khu vực sàng lọc. Tại đây, chúng tôi tiến hành phân loại nhanh người nào thực sự có nguy cơ nhiễm bệnh. Sau đó, bệnh nhân không có nguy cơ nhiễm bệnh sẽ được giải phóng ngay. Còn bệnh nhân nào nghi ngờ thì đưa vào chuyên khoa. Tại các khoa, có các phòng khác nhau, đầu tiên là phòng cho bệnh nhân nghi ngờ.

Đừng quá lo lắng nếu bạn vào phòng cách ly ở cùng người bệnh. Nhân viên y tế của tôi rất hiểu và có cách phòng tránh. Đó là đeo khẩu trang đặc biệt để phòng chống lây lan cho người khác, cung cấp dịch rửa tay liên tục, các bạn sẽ ở cách xa nhau trong khoảng cách cho phép. Với nCoV thì tối thiểu là trên hai mét. Ngoài ra các biện pháp phòng ngừa cá nhân cũng được áp dụng triệt để.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ đưa vào cách ly tuyệt đối. Còn những người còn lại, kết quả âm tính, sẽ được đưa ra khỏi phòng cách ly ngay, dĩ nhiên là các bước khử khuẩn sẽ được áp dụng. Song song, nhân viên y tế cũng sẽ khử trùng phòng liên tục bằng các phương pháp chuyên môn. 

Do đó, xin khẳng định việc bị lây nhiễm nếu ở chung phòng với người bệnh, ở trong bệnh viện, là rất khó xảy ra.

Câu hỏi: Chủng nCoV giống và khác với virus MERS hoặc SARS như thế nào?

Trả lời: Bước đầu cho chúng ta thấy nCoV có cơ chế xâm nhập tế bào tương tự virus SARS.

Tuy nhiên, có sự khác biệt về sự lây truyền bệnh trong khi nCoV hiện nay cho thấy một người có thể lây cho 2 người (2,2) khác thì ở SARS lây truyền từ một người có thể cho gần 3 người (2,7).

Ngoài ra tỷ lệ Tu vong cũng có sự khác biệt giữa nCoV và SARS lần lượt là 2,2% so với 10% - chênh lệch gần 5 lần. Nhóm đối tượng nguy cơ Tu vong của nCoV là người già và bệnh mạn tính, còn trên SARS là tăng lên dần theo độ tuổi.

Thời gian ủ bệnh cũng là một yếu tố rất được quan tâm và cũng có sự khác biệt rõ ràng. SARS ủ bệnh 5 ngày (dao động 2-10 ngày) còn nCoV 6,1 ngày (dao động 3,8-9,7 ngày).

Điều quan trọng với các bằng chứng bước đầu cho thấy nCoV nhiễm không triệu chứng, có thể lây truyền ngay cả khi chưa có biểu hiện triệu chứng, trong khi SARS có rất ít trường hợp nhiễm bệnh không triệu chứng. Gene của nCoV cũng được phát hiện ở hệ thống giám hội chứng cúm ILI.

Câu hỏi: Độ tuổi nào bị chịu tác động của virus corona nhiều nhất?

Trả lời: Từ 15-60 tuổi là nhóm bệnh nhân thường bị mắc bệnh nhất, theo báo cáo trên hơn 400 bệnh nhân ở Vũ Hán. Đây là điều dễ hiểu vì đây là nhóm tuổi lao động, thường xuyên giao lưu tiếp xúc bên ngoài.

Gần đây có một số báo cáo về các ca nhiễm bệnh là em bé nhỏ. Đây là do tăng cường lây lan giữa người sang người. Những người đi làm việc về nhà không tuân thủ biện pháp phòng ngừa cá nhân có thể lân lan cho các em nhỏ.

Lứa tuổi nào có nguy cơ biến chứng nhất? Đương nhiên là trẻ em và người già, nhất là những người có bệnh mạn tính. Vì trẻ nhỏ sức đề kháng chưa hoàn thiện, dễ bị bùng phát mạnh hơn. Người lớn tuổi sức đề kháng lại yếu, khả năng biến chứng mạnh hơn.

Tóm lại, lứa tuổi dễ mắc là nhóm lao động. Nhưng lứa tuổi dễ bị biến chứng là trẻ em và người lớn tuổi, đặc biệt là người có các bệnh mạn tính kèm theo.

Câu hỏi: Nguy cơ lây nhiễm virus corona của việc sử dụng bát đĩa đũa khi ăn ở hàng quán có thể xảy ra không? Và nếu có thể thì cách phòng tránh như thế nào?

Trả lời: Chưa có báo cáo hay bằng chứng cụ thể về virus lây lan qua dụng cụ ăn uống thông thường. Nhưng tôi xin trả lời theo suy luận logic. Khi người bệnh ho, thở, có giọt bắn ra bên ngoài, bắn vào các vật dụng, dụng cụ, bao gồm tô chén đĩa muỗng... Nếu như bạn tiếp xúc phải, rồi chạm lên miệng, mũi... thì khả năng lây nhiễm là có.

Theo tôi, quan trọng nhất vẫn là việc tuân thủ đúng phương pháp phòng hộ cá nhân. Vật dụng nào các bạn nghi ngờ thì không nên tiếp xúc. Còn lại, vật dụng nấu chín ở nhiệt độ 80-100 độ C trong 5 phút thì có thể diệt được virus.

Câu hỏi: Nếu tôi bị nhiễm virus corona thì lấy cách chữa bệnh viêm phổi để chữa được không?

Trả lời: Đây là câu hỏi thú vị nhưng khó trả lời. Vì bản thân viêm phổi với y tế chúng tôi có nhiều tác nhân. Thường gặp nhất là do vi trùng, kế đến là do virus và vi nấm. Tất cả tác nhân này đều làm tổn thương niêm mạc phổi, nếu không chữa kịp thời, cơ thể yếu, không có đề kháng, thì nó sẽ tàn phá phổi khiến không thể đảm bảo chức năng hô hấp. Con người ta ch*t là vì vậy.

Do đó, việc chữa bằng viêm phổi chung chung thì không biết là viêm phổi nào, cần phải nói rõ. Nếu do vi khuẩn thì dùng kháng sinh. Nếu do vi nấm thì dùng kháng nấm. Cỏn nếu do virus thì rất đáng tiếc là phần lớn không có Thu*c điều trị. Do đó nếu dùng phương pháp điều trị viêm phổi do vi khuẩn thì kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng gì với virus. Nếu dùng Thu*c kháng nấm cũng không có tác dụng gì cả. Do vậy, việc tự điều trị tại nhà là hoàn toàn không nên. Cần thực hiện xét nghiệm để xác định nguyên nhân và điều trị.

Xin thông báo thêm cho độc giả, theo thông tin của bài nghiên cứu khoa học từ các nhà khoa học Trung Quốc đăng ngày 30/1, chỉ có 27% người bệnh tới bệnh viện trong vòng 2 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng. Còn lại, đến ngày thứ 5, thậm chí sau một tuần, họ mới tới bệnh viện. Điều này khiến tỷ lệ Tu vong cao. Do đó, tốt nhất, các bạn nên đến cơ sở y tế để họ có đủ chuyên môn xét nghiệm và phân loại.

Câu hỏi: Thông tin chó mèo vật nuôi cũng có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh, có nghĩa là chó mèo vật nuôi tiếp xúc với người bệnh sau đó chó mèo vật nuôi mang virus ấy truyền cho người. Vậy cho hỏi thông tin đó có chính xác không?

Trả lời: Chó mèo động vật trong môi trường hoang dã mới thường có virus. Tất nhiên vẫn có một tỷ lệ nào đó khiến vật nuôi của chúng ta tiếp xúc với môi trường hoang dã, ví dụ nhà chúng ta sống ở miền núi. Còn nếu ở thành phố thì khả năng lây rất thấp.

Tuy nhiên khi bùng phát dịch như ở Vũ Hán, thì chuyện vật nuôi nhiễm rất có thể và đây cũng có thể là nguồn tiếp tục lây lan. Các nhà y tế dự phòng sẽ điều tra để xác định nguồn lây, nếu nghi ngờ thì lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, từ đó biết có hay không.

Tựu chung lại, tùy thuộc môi trường, địa điểm và hoàn cảnh sống có đang nằm trong vùng dịch hay không. Còn nếu đang trong một thành phố thông thường như TP HCM thì khả năng lây nhiễm vô cùng khó.

Câu hỏi: nCoV có sống trong không khí? Tỷ lệ khỏi bệnh, tỷ lệ Tu vong do nCoV. So sánh với các dịch bệnh truyền nhiễm khác?

Trả lời: Với lý thuyết chung về virus corona, ví dụ SARS-CoV có thể sống sót bên ngoài cơ thể tương đối bền vững, nhất là trong điều kiện nhiệt độ thấp, thời tiết mát và lạnh. SARS-CoV có thể tồn tại tới 3-4 ngày trên các vật liệu gỗ, vải, giấy, kim loại, da; 4-5 ngày trong nước bọt và chất thải của bệnh nhân. Virus có thể tồn tại với độ lực cao ở 4-20 độ C trong 5 ngày; chỉ mất khả năng lây nhiễm sau 30 phút (ở 56 độ C). Tia cực tím (UV) và các hóa chất khử trùng y tế ở nồng độ thông thường có thể diệt được virus trong vòng 60 phút. Tuy nhiên, còn nhiều đặc điểm về sự bền vững của virus mới corona chưa được chứng minh trong thực nghiệm.

nCoV gây bệnh trên người với các triệu chứng từ nhẹ như cảm cúm thông thường đến bệnh nặng viêm phổi, suy hô hấp và Tu vong. Các dữ liệu giám sát hiện nay cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nặng là 16% và tỷ lệ Tu vong là 2,2% - nghĩa là 100 người bệnh có 16 người bệnh nặng và hơn 2 trường hợp Tu vong. Những trường hợp Tu vong hiện nay do 2019-nCoV tập trung chính trên nhóm đối tượng người già, người có bệnh lý nền mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi, ung thư.

Tỷ lệ Tu vong do nCoV cao hơn các bệnh nhiễm trùng hô hấp thông thường như cúm mùa (0,15-0,25%). Hiện nay, số ca Tu vong liên quan nCoV nhiều một phần do số ca mắc gia tăng rất nhanh. Thực tế khi so sánh với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cho thấy tỷ lệ Tu vong liên quan nCoV thấp hơn rất nhiều với bệnh do coronavirus khác, thấp hơn gần 5 lần so với dịch SARS-CoV-2003 (10%), 17 lần so với dịch MERS-CoV (34,4%) và thấp hơn 30 lần so với cúm gia cầm A/H5N1 (60%) hay 20-35 lần so với Ebola (40-70%).

Câu hỏi: Chủng virus mới này gây viêm phổi như thế nào và nguy hiểm ra sao? Người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những đối tượng có tiền sử bệnh phổi cần phải lưu ý điều gì để phòng tránh tốt nhất, nếu mắc phải họ sẽ được điều trị như thế nào?

Trả lời: Cũng như những câu hỏi trước, nCoV này thuộc dòng họ coronavirus. Trong họ này, hai vụ dịch trước đây là SARS và MERS đều gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trên bệnh nhân trẻ nhỏ, người già, người có bệnh mạn tính sẵn. Sự tàn phá của nó bởi nói chung có độc lực khá cao. Số lượng người tăng nhanh, cũng như số người Tu vong.

Theo báo cáo gần đây, mức độ độc của nCoV cho đến nay chưa vượt quá độc lực của SARS và MERS-CoV. Đây cũng là một điểm mà chúng ta tạm yên tâm. Tuy nhiên, sự thay đổi của nCoV cũng biến thiên nhanh. Lúc ban đầu, chúng ta thấy WHO đánh giá mức độ nặng của nCoV cho rằng đây chỉ là cảnh báo ở khu vực, sau đó là cảnh báo quốc gia. Chỉ sau một thời gian ngắn, đã chuyển sang cảnh báo toàn cầu. Đến giờ, sự hiểu biết đầy đủ chính xác rõ nét về virus này thì cũng chưa chắc 100%.

Tỷ lệ nhiễm bệnh, lây bệnh là 2,2, tức một người lây cho 2,2 người trong giai đoạn đầu (tháng 12 và đầu tháng 1). Cứ mỗi 7 ngày thì tăng gấp đôi số người bị dịch. Đó là giai đoạn đầu. Nhưng tôi thấy hiện nay không còn chính xác. Theo tôi quan sát, số lượng bệnh tăng gấp nhiều lần mỗi ngày chứ không chỉ mỗi tuần. Chính vì vậy, chúng ta phải rất cảnh giác trong vấn đề virus có thể biến đổi chủng trong khi dịch đang diễn ra.

Câu hỏi: Kinh nghiệm chống các dịch truyền nhiễm trước đây áp dụng vào dịch viêm phổi nCoV như thế nào?

Trả lời: Bệnh gây ra do 2019-nCoV là bệnh mới. Do vậy, mục đích đầu tiên là cố gắng làm chậm quá trình xâm nhập, kéo dài thời gian để biết rõ hơn dịch tễ học của bệnh bằng cách phát hiện ca bệnh ngay tại các cửa khẩu. Các cửa khẩu đã triển khai việc tầm soát thân nhiệt hành khách đi về từ vùng dịch qua máy đo thân nhiệt từ xa để phát hiện hành khách biểu hiện bất thường về sức khỏe và tăng thân nhiệt.

Ngoài ra, thực hiện đồng thời hoạt động phát hiện sớm, chẩn đoán đúng ca bệnh trong cộng đồng, từ đó đáp ứng nhanh ngay cả trên các trường hợp nghi ngờ nhằm xác định sớm danh sách người tiếp xúc, theo dõi và phát hiện sớm đưa vào diện ca bệnh nếu có biểu hiện nghi ngờ.

Các trường hợp phát hiện nghi ngờ nhiễm bệnh đều được đưa vào diện cách ly tại cơ sở y tế đến khi hồi phục. Đồng thời, cộng đồng cùng tham gia phòng dịch bằng cách thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa cá nhân.

Để đảm bảo thành công cho công tác chống dịch lần này, cần có sự cam kết chính trị cao nhất, cần sự tham gia đồng bộ từ trung ương đến địa phương cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó y tế đóng vai trò nòng cốt về chuyên môn.

Câu hỏi: Có phải chỉ duy nhất có Viện Pasteur TP HCM có đầy đủ cấu trúc gene virus này và bày tỏ sẵn sàng chia sẻ với giới khoa học thế giới để cùng nghiên cứu nó không?

Trả lời:Thành tựu khoa học không phải là của riêng cá nhân, tổ chức hay quốc gia nào, mà là của nhân loại, luôn được chia sẻ chung, sớm nhất cho cộng đồng và nhà khoa học có thể để phục vụ cho các công trình nghiên cứu tiếp theo, xa hơn, tiên tiến hơn.

Tuy nhiên phải đảm bảo quyền lợi các bên, các tổ chức quốc tế khi sử dụng vào những mục đích nghiên cứu, công bố, thương mại cũng đều cần sự đồng thuận của nơi gửi đi là Viện Pasteur.

Câu hỏi: Tình trạng bệnh nhân hiện như thế nào? Dấu hiệu ban đầu khi phát hiện bệnh? Khi bệnh có những dấu hiệu nguy hiểm nào? Khả năng điều trị là bao nhiêu? Khi bị nhiễm bệnh thì có thể kéo dài tới bao lâu?

Trả lời: Tình trạng bệnh nhân hiện như thế nào?

Hai bệnh nhân tại Chợ Rẫy đã hoàn toàn khỏe mạnh. Hai bố con người Trung Quốc âm tính với virus, người bố xét nghiệm âm tính với nCoV hôm 30/1 và cần tiếp tục xét nghiệm lần nữa.

Dấu hiệu ban đầu khi phát hiện bệnh?

Bạn nên nhớ ba triệu chứng quan trọng nhất là sốt, ho và cảm thấy nặng ngực, khó thở.

Khi bệnh, có những dấu hiệu nguy hiểm nào?

Khi bạn có triệu chứng trên thì đã nguy hiểm và cần cách ly điều trị.

Khả năng điều trị là bao nhiêu?

Hiện nay, mỗi nơi sẽ có một mức độ khác nhau. Ví dụ ở Chợ Rẫy tiếp nhận hai ca thì điều trị hết hai ca. Nhưng ở Trung Quốc lượng Tu vong lại khá lớn, tỷ lệ chung là không vượt quá 3%. Tuy nhiên sự biến đổi chủng có thể tăng lên rất nhanh, tỷ lệ này có thể tăng lên bất cứ lúc nào. Còn tùy vào việc người dân hiểu biết thế nào, tới bệnh viện sớm hay muộn. Nếu bạn tự điều trị tại nhà và đến bệnh viện quá trễ thì tỷ lệ Tu vong cao.

Khi bị nhiễm bệnh thì có thể kéo dài tới bao lâu?

Từ 7-10 ngày, theo kinh nghiệm điều trị của chúng tôi và các bác sĩ ở Trung Quốc.

Câu hỏi: Làm thế nào để phân biệt cúm corona với các bệnh hô hấp khác như hen suyễn, viêm họng...?

Trả lời: Câu hỏi này thuộc vấn đề chuyên môn, tuy nhiên bạn có thể phân biệt đơn giản. Là hen suyễn có thể khó thở nhưng không sốt, còn viêm phổi do nCoV thì có sốt trước rồi sau đó có các triệu chứng khác.

Câu hỏi: Đánh giá về thành công của bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị ca nCoV đầu tiên như thế nào? Tại sao sau thành công này, các chuyên gia ở Pasteur và Chợ Rẫy đã chia sẻ ngay trên tạp chí The New England Journal of Medicine?

Trả lời: Trước đây, khi đa số ca bệnh có liên quan đến chợ hải sản ở Vũ Hán, nCoV được cho rằng chỉ lây truyền từ động vật sang người, và có rất ít bằng chứng về việc lây từ người sang người. Nay, công bố này của Viện Pasteur TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy trên tạp chí The New England Journal of Medicine đã chứng minh cho việc lây lan người qua người đầu tiên ngoài Trung Quốc. Công bố này đã góp thêm vào bức tranh dịch tễ học về nCoV trên thế giới.

Câu hỏi: Ông bố Trung Quốc bay từ Vũ Hán vào Hà Nội, từ Hà Nội vào Nha Trang sau đó mới sốt, từ Nha Trang vào TP HCM, Long An. Nguy cơ lây nhiễm như thế nào cho từng giai đoạn? Giai đoạn ủ bệnh bao lâu, có nguy cơ lây nhiễm không trong giai đoạn này? Trường hợp nào cần cách ly? Người tiếp xúc với người bệnh, nghi bệnh nhưng không có triệu chứng bệnh, có cần cách ly không?

Trả lời: Bất cứ lúc nào bệnh nhân còn mang virus gây bệnh thì có nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Nguy cơ lây nhiễm tăng cao nhất khi bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng, có dịch xuất tiết.

Trong trường hợp này, những người tiếp xúc gần với 2 bệnh nhân đều đã được lập danh sách, theo dõi hàng ngày. Đến nay, những người tiếp xúc vẫn còn đang trong thời gian theo dõi và trong tình trạng khỏe mạnh.

Sắp tới, Viện Pasteur TPHCM phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy lấy mẫu xét nghiệm tất cả nhân viên y tế đã chăm sóc cho bệnh nhân để theo dõi và nghiên cứu xác định tình trạng lây nhiễm trong nhân viên y tế nếu có.

Câu hỏi: Cần bao lâu thời gian để có kết quả xét nghiệm nCoV, có nên xét nghiệm tất cả người nghi nhiễm không?

Trả lời: Với những tác nhân gây bệnh mới phát hiện như nCoV này, kỹ thuật xét nghiệm không ngừng được nghiên cứu phát triển theo tiến bộ khoa học công nghệ. Khi mới định danh ra tác nhân gây bệnh, phải sử dụng kỹ thuật giải mã trình tự gen để chẩn đoán bệnh, mất khoảng 72 tiếng đồng hồ cho một lần chẩn đoán. Chỉ sau đó một tuần, thế giới đã có kỹ thuật chẩn đoán mới chỉ mất khoảng 4-6 giờ bằng kỹ thuật sinh học phân tử (Realtime RT-PCR). Hiện nay, nhà khoa học thế giới đang gấp rút nghiên cứu kỹ thuật xét nghiệm nhanh, có thể chỉ mất không quá 30 phút là có thể cho kết quả chẩn đoán.

Câu hỏi: nCoV có lây qua giác mạc không?

Trả lời: Về lý thuyết, khi nhiễm virus vào vùng giác mạc, khả năng lây nhiễm vẫn có. Ví dụ nếu trong vòng 2 mét, người nhiễm virus ho trúng vào mắt, virus tiếp xúc giác mạc, thì vẫn có thể lây nhiễm. Còn nếu khoảng cách trên 2 mét thì khả năng rất thấp. Tuy nhiên với nCoV, đến nay chưa có bằng chứng cho con đường lây truyền này.

Câu hỏi: Có thể kiểm tra một người nhiễm nCoV bằng cách nào? Và thú cưng có lan truyền nCoV không?

Trả lời: Virus corona nói chung có thể truyền từ động vật có vú sang động vật có vú. Thú cưng có thể bị lây nhiễm virus từ động vật hoang dã. Vì vậy cần phải đề phòng với tất cả động vật có vú. Do đó, về mặt lý thuyết, thú cưng thuộc nhóm động vật có vú đều có thể lây truyền virus corona qua người.

Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng chưa có bằng chứng nào cho thấy vật nuôi như chó và mèo có thể bị nhiễm virus này.

Câu hỏi: Mất khả năng lây nhiễm trong 30 phút nghĩa là sao, trong khi virus tồn tại đc 3- 4 ngày?

Trả lời: Tùy theo môi trường, nhiệt độ, các điều kiện về độ ẩm thì nó sẽ có khả năng sống khác nhau. Ví dụ như trong nhiệt độ thích hợp dưới 25 độ C, trong dung dịch, trong các loại nước, virus này có khả năng sống tới một vài ngày. Nhưng nếu trong môi trường ví dụ như có ánh nắng, có tia cực tím, có nhiệt độ lên đến hơn 30 độ, thì khi ra khỏi vùng hầu họng, chỉ cần vài ba phút là nó ch*t rồi. Vì vậy, thời gian sống của virus này phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngoài.

Câu hỏi: Học sinh kể cả trẻ mầm non ngồi trong lớp bị cô giáo bảo đeo khẩu trang 4-5 tiếng liền. Điều này có cần thiết không? Có tác dụng ngược gì không?

Trả lời: Theo Chỉ thị 06 của Thủ tướng, người dân cần đeo khẩu trang tại nơi công cộng và hạn chế du xuân, tham gia lễ hội nhằm phòng tránh bệnh truyền nhiễm và bụi bẩn trong không khí vừa để bảo vệ cho chính người mang và những người xung quanh. Ngoài ra, người dân cần đeo khẩu trang nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh mà phải tiếp xúc người khác, cần đeo khẩu trang; khi chăm sóc người bệnh.

Để phát huy hiệu quả, cần đeo khẩu trang đúng cách. Đeo khẩu trang phải che kín miệng, mũi. Tránh sờ vào khẩu trang khi đang đeo và sau khi sử dụng (như tháo bỏ khẩu trang). Khẩu trang đang dùng bị hấp hơi hoặc ẩm thì phải lập tức thay bằng khẩu trang mới. Loại bỏ khẩu trang ngay sau khi sử dụng.

Người dân cần tuân thủ sử dụng khẩu trang đúng cách theo khuyến cáo của Bộ Y tế trong mọi trường hợp. Việc sử dụng sai mục đích có khả năng làm tăng lan truyền bệnh dịch.

Câu hỏi: Một số khuyến cáo trong tình hình hiện nay thì người dân nên lưu ý gì để phòng ngừa cũng như chữa bệnh hiệu quả ạ?

Trả lời: Bên cạnh những thông tin chi tiết như chúng tôi đã đề cập ở trên, tôi xin tóm tắt lại, để đảm bảo sức khỏe cá nhân và góp phần phòng chống dịch tại Việt Nam, mỗi người dân nên có động thái tự trang bị kiến thức và thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn.

Thứ nhất, cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc phòng ngừa nhiễm virus theo khuyến cáo do Bộ Y tế đã đưa ra như mang khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn thường xuyên...

Thứ hai, tôi cũng xin nhắc lại, phải theo dõi thường xuyên thông tin để nắm bắt tình hình, diễn biến của vụ dịch; đồng thời cập nhật những thông tin mới về virus, những biện pháp phòng ngừa và điều trị, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.

Thứ ba, thông tin hiện nay của Bộ Y tế nói riêng và Chính phủ nói chung đang rất minh bạch và kịp thời. Người dân nên theo dõi thông tin trên báo đài chính thống, tránh nghe theo thông tin lan truyền thất thiệt, dẫn đến hiểu biết sai lầm.

Kế đến, nếu không may chúng ta có những triệu chứng nhiễm virus, ngay lập tức đến cơ sở y tế, tránh tự điều trị tại nhà hay dùng phương pháp dân gian, điều này có thể gây biến chứng và làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Khi vào bệnh viện, chúng ta cố gắng phối hợp với nhân viên y tế trong việc cách ly để đảm bảo chữa bệnh hiệu quả cho chính mình và phòng ngừa lây lan cho chính gia đình bạn cũng như cộng đồng.

Câu hỏi: Phương pháp y học cổ truyền có thể giúp bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh do vi rút này gây ra không ạ?

Trả lời:

Hiện tại chưa có phương pháp nào về y học cổ truyền được thử nghiệm lâm sàng trong quá trình điều trị nên không trả lời được câu hỏi của bạn. Tuy nhiên, có những loại Thu*c có thể làm long đàm, giảm ho...làm giảm triệu chứng nghĩ có thể vẫn sử dụng được. Những bệnh nhân nặng không nên điều trị tại nhà theo Thu*c y học cổ truyền do có thể sẽ tương tác với các Thu*c điều trị bệnh nền, không theo dõi sát và cấp cứu kịp thời.

Câu hỏi: Nếu ở 1 vùng chưa có trường hợp nhiễm bệnh, không tiếp xúc với những ai bên Trung Quốc về. Vậy nếu có những triệu chứng khá giống với dịch bệnh thì cũng chỉ là bệnh cảm sốt thông thường đúng không?

Trả lời:

Triệu chứng nhiễm siêu vi hô hấp thường giống nhau như sốt, ho, đau họng, sổ mũi...nên không gọi là triệu chứng của bệnh dịch. Trường hợp có các biểu hiện bệnh nặng như khó thở vẫn phải đi khám để được điều trị bệnh. Ngoài bệnh lây truyền qua đường hô hấp do chủng mới virus corona gây ra, vẫn còn rất nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Câu hỏi: Việt Nam hiện nay test được nCoV ở những Bệnh viện nào, thời gian xác định âm tính hoặc dương tính mất bao lâu?

Trả lời: Xét nghiệm realtime PCR có thể có kết quả sau 24h, giải trình tự gen sau 72h làm việc liên tục.

Câu hỏi: Nên ăn uống ra sao để phòng chống dịch bệnh, khi đi lễ chùa hay địa điểm khá đông người thì nên phòng bị như thế nào là hiệu quả nhất ạ? Đồng thời mình cần làm những gì để tăng sức đề kháng bản thân mà không quá phụ thuộc vào vacxin?

Trả lời: Ăn uống đầy đủ, uống nước nhiều, sinh hoạt làm việc điều độ, tập thể dục để duy trì sức khỏe. Các phương pháp phòng chống theo các khuyến cáo của Bộ Y tế đã đưa ra.

Câu hỏi: Bây giờ khẩu trang khan hiếm, cho hỏi phơi phóng, vệ sinh... khẩu trang y tế rồi dùng lại được không ạ?

Trả lời: Khẩu trang y tế được sản xuất để dùng một lần, nên việc giặt phơi làm hiệu quả giảm trong vấn đề phòng bệnh.

Câu hỏi: Virus corona có thể lây dễ dàng như thế nào? Liệu chỉ cần ở chung phòng với người có bệnh cũng có thể lây nhiễm chăng, hay phải tiếp xúc với các chất dịch như nước bọt, nước mũi của họ?

Trả lời:

Tiếp xúc gần được định nghĩa khả năng cao trong vòng 2m, nên bạn ở chung phòng đã gọi là tiếp xúc gần, có nguy cơ lây các bệnh qua dịch tiết hô hấp, không khí và tiếp xúc bề mặt rất cao.

Câu hỏi: Hiện nay người dân được khuyến cáo sử dụng khẩu trang y tế phòng chống lây nhiễm, nhưng nếu không có điều kiện hoặc không có sẵn khẩu trang y tế, người dân có thể dùng khẩu trang vải thông thường được không?

Trả lời:

Khẩu trang y tế có mặt chống thấm nước bên ngoài, giữ ẩm bên trong, dùng một lần sẽ có ưu thế hơn khẩu trang vải không có các chức năng đó, dễ bị tái sử dụng nhiều lần trong ngày. Trong điều kiện không có vẫn có thể sử dụng khẩu trang vải, nhưng hiệu quả kém hơn.

Câu hỏi: Trường hợp sốt cảm cúm thường có khác gì với việc sốt do nhiễm virut, các vấn đề gì kèm theo mà có thể loại trừ không phải lo liên quan đến corona?

Trả lời: Sốt mà không có nguy cơ thì không cần làm gì. Sốt do rất nhiều nguyên nhân, cách đây 1 tháng con nít và người lớn cũng sốt ho nhiều, khi đó chưa có corona mới.

Câu hỏi: Xin cho tôi hỏi chỉ đeo khẩu trang thì có đủ chưa... hoặc cơ thể người khỏe mạnh thì có mắc bệnh hây không? Bản thân có thể tự kháng bệnh hay không?

Trả lời:

Bệnh xảy ra do tương tác giữa cơ thể người và virus, nên nếu virus quá nhiều, quá mạnh, hoặc cơ thể người đó có ái lực đặc biệt thì sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Có những khiếm khuyết miễn dịch bẩm sinh đôi khi không thể hiện ra ngoài, nên người khỏe mạnh vẫn có khả năng mắc bệnh.

Việc của mình là làm những gì được khuyến cáo để giảm nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác. Sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể với tác nhân vừa mắc phải, tuy nhiên miễn dịch có bền vững hay không và có khả năng bảo vệ cho lần tới không thì còn tùy vào từng loại tác nhân gây bệnh.

Câu hỏi: Tôi đang mang thai tháng thứ 5 và rất lo lắng không biết dịch corona ảnh hưởng thế nào đến thai phụ và em bé...

Trả lời:

Việc nhiễm bệnh trên thai phụ sẽ nặng hơn các bệnh nhân khác do tình trạng miễn dịch yếu hơn, nhiều nguy cơ sảy thai và sanh non. Phụ nữ có thai cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp, không riêng gì bệnh nhiễm corona.

Câu hỏi: Xin hỏi các bác sĩ là hiện tại có đủ bộ kit test để chuẩn đoán bệnh hay không? và trong trường hợp xấu nhất xảy ra thì các bệnh viện sẽ đủ chỗ cho bao nhiêu bệnh nhân, vật tư y tế có đủ cung cấp cho tất cả người bệnh?

Trả lời:

Chào bạn! Hiện tại các cơ sở y tế, cũng như các cơ sở giám sát dịch bệnh đã có các kế hoạch cụ thể cho các trường hợp dịch xảy ra lan rộng trong cộng đồng.

Các xét nghiệm PCR và giải trình tự gen được triển khai ở những cơ sở chịu trách nhiệm về xét nghiệm trong cả nước.

Tuy nhiên, không có chỉ định xét nghiệm đại trà trong cộng đồng, tất cả tiêu chuẩn xét nghiệm tuân theo quy trình của BYT và hướng dẫn của WHO.

Câu hỏi: Cho em hỏi là virus corona có lây lan qua đường máu hay đường T*nh d*c không?

Trả lời: Không loại trừ được khả năng lây qua đường máu, hoặc đường T*nh d*c vì đối với các loại betacorona virus khác vẫn phân lập được virus trong các mẫu dịch tiết vùng Sinh d*c.

Đối với nCoV việc lây truyền giữa người với người cho đến hiện tại cao nhất khả năng qua các chất tiết đường hô hấp, không khí, tiếp xúc bề mặt.

Câu hỏi: Có một bệnh nhân người Trung Quốc đã được điều trị khỏi bệnh dù chưa biết văc xin chống lại loại virus này. Vậy thì phương pháp điều trị khỏi bệnh là như thế nào ạ? Và con virus corona trong người bệnh nhân đã bị tiêu diệt chưa hay chúng chỉ tạm thời bị ức chế bởi các loại Thu*c điều trị hay vẫn còn sống trong cơ thể người bệnh?

Trả lời:

Vì tình trạng nghiêm trọng dịch bệnh nCoV, nỗ lực nghiên cứu vaccin đang được đẩy mạnh nhằm sớm có vaccin, giúp tạo miễn dịch với bệnh do nCoV.

Hiện tại chưa có Thu*c điều trị virus đặc hiệu. Phương pháp điều trị nên được cá thể hóa tùy mỗi bệnh nhân, các đặc trưng về độ tuổi, bệnh lý nền. Hiện tại, điều trị triệu chứng, nâng đỡ tổng trạng, điều trị bệnh lý nền, tập vật lý trị liệu hô hấp, súc họng, cách ly bệnh nhân ở phòng bệnh thông thoáng, có ánh nắng.

Đây là bệnh lý nhiễm siêu vi hô hấp nên khi hết bệnh, xác định được virus âm tính hai lần liên tiếp qua các mẫu bệnh phẩm cũng có nghĩa là virus đã được thải trừ thành công, không giống như các lọai siêu vi khácc như HIV, HBV, HCV.

Câu hỏi: Nước rửa tay dạng cồn (dùng ở các bệnh viện) có ngăn được corona? Tôi có đọc thông tin rằng chỉ sau vài phút là nước này đã hết hiệu lực?

Trả lời:

Nước sát trùng tay nhanh ở bệnh viện diệt được virus.

Câu hỏi: Tại sao virus corona lại nguy hiểm, trong khi có thông tin cho rằng số người ch*t vì cúm theo mùa còn nhiều hơn?

Trả lời:

Cúm theo mùa bị nhiều nên Tu vong nhiều.

hợp với từng người, có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, không chỉ do corona.

Câu hỏi: Hãy cho tôi biết về cách vi rút này lây lan, thời gian bao lâu kể từ khi tiếp xúc với người bệnh thì biểu hiện bệnh, biểu hiện sau khi mắc bệnh như thế nào ,cách phòng ngừa hiệu quả nhất Hiện tại việt nam mình đã chữa khỏi được bệnh này chưa ,sau khi mắc bệnh có di chứng gì không

Trả lời:

Hiện nay người ta mới đưa thời gian ủ bệnh là trong vòng 14 ngày, nếu đi từ vùng dịch về trong 14 ngày không phát bệnh thì tạm thời yên tâm. Còn thời gian lưu virus lại trong cơ thể thì phụ thuộc vào thời gian điều trị, nếu điều trị không khỏi thì kéo rất dài.

Sau khi mắc bệnh thì chưa thấy nói gì về di chứng, nhưng viêm phổi cấp dẫn đến tổn thương, rối loạn chức năng của các tổ chức đó. Di chứng bên ngoài như liệt thì chưa thấy công bố.

Câu hỏi: Cách ăn uống, phòng tránh lây lan , liệu đeo khẩu trang có giảm được dịch không?

Trả lời:

Giảm được dịch được hiểu là giảm lây lan và giảm số lượng bệnh nhân mới mắc.

Dịch bệnh do mỗi tác nhân gây bệnh có các cách lây truyền khác nhau. cho dến thời điểm hiện tại, cách lây truyền bệnh nhóm virus corona bằng các đường hô hấp, chất tiết, không khí, tiếp xúc bề mặt, lây từ các dịch khác của cơ thể (có thể), từ động vật hoang dã qua người.

Vậy cách phòng bệnh dịch bệnh do corona được khuyến cáo hiện tại bao gồng ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ, tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh tụ tập nơi đông người, khi có các biểu hiện viêm đường hô hấp như sốt, ho, sổ mũi thì phải mang khẩu trang, ho khạc đúng cách.

Nếu bạn có yếu tố đi đến ở từ vùng đang có dịch, tiếp xúc với người được chẩn đoán là xác định hoặc nghi ngờ nhiễm Corona trước đó thì phải đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ cách ly và xét nghiệm chẩn đoán bệnh để giảm nguy cơ lây lan cho cộng đồng.

Rửa tay là một trong những cách đơn giản để phòng ngừa lây truyền qua tiếp xúc bề mặt. Phối hợp nhiều biện pháp sẽ giúp kiểm soát và giảm được dịch

Câu hỏi: Một người bị dương tính với virus nCoV nếu được điều trị khỏi. Thì dựa vào phương pháp điều trị hay do sức đề kháng của mỗi người, cái nào chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn ạ?

Trả lời: Phương pháp điều trị và sức đề kháng của bệnh nhân đều đóng vai trò rất qua trọng như nhau trong quá trình phục hồi của bệnh, khó có thể cân đo đong đếm cụ thể trong các trường hợp bệnh nói chung. Và trong phương pháp điều trị vẫn luôn có phần nâng tổng trạng bệnh nhân, tăng sức đề kháng...khó mà chia rạch ròi ra được.

Câu hỏi: nCoV có phải chủng cúm hay không? Và có thời gian ủ bệnh không? Nếu đúng thì bệnh nhân trong giai đoạn ủ bệnh có khả năng lây lan cao?

Trả lời: nCoV là một loại betacorona virus, lây truyền từ động vật qua người. Đây không phải là một loại cúm thông thường. Tất cả các tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể đều có thời gian ủ bệnh, sinh sôi cho đến đủ số lượng và tương tác với cô thể gây ra các triệu chứng. Thường trong giai đoạn ủ bệnh là giai đoạn virus tăng cao nên khả năng lây lan cao.

Câu hỏi: Nếu đi bơi ở hồ bơi công cộng thì có khả năng bị nhiễm virus không và virus Corona có lan truyền trong nước được không?

Trả lời:

Bệnh này lây truyền qua đường truyền nhiễm, qua không khí, đi bơi là đến nơi đông người, có nguy cơ lây qua không khí hoặc qua vật dụng sử dụng chung. Vì thế vẫn nên áp dụng biện pháp phòng hộ cá nhân theo khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống bệnh lây qua đường hô hấp. Bệnh này không lây qua đường nước.

Câu hỏi: Nếu người đã tiêm phòng cúm rồi thì nguy cơ nhiễm corona có giảm không?

Trả lời: Rất hoan nghênh ý thức tiêm ngừa cúm để phòng bệnh, tuy nhiên đây là loại cúm thông thường. Kháng thể tạo ra do chích vaccin cúm thông thường không có khả năng chống lại virus corana.

Câu hỏi: Trường học nên có những chuẩn bị gì để đảm bảo sức khỏe cho học sinh cũng như phòng chống bệnh lây lan trong trường học.

Trả lời:

Trường học là nơi tập trung đông đúc, các bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và không loại trừ lây lan nCoV nếu như có 1 học sinh trong trường bị nhiễm, sự lây lan rộng là rất lớn.

Vì vậy các nhà trường phải phổ biến cho học sinh khi có học sinh bị sốt, ho phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, phát hiện và điều trị, nếu là nCoV phải thực hiện các biện pháp đáp ứng, ví dụ như vấn đề cách ly học sinh, vấn đề tẩy uế trường học, thậm chí là cho học sinh nghỉ học ở quy mô lớp hoặc quy mô trường.

Câu hỏi: Thời gian ủ bệnh chỉ tối đa 14 ngày có đúng hay không? Liệu rằng đã có trường hợp nào ủ bệnh trên 14 ngày hay không? Bác sĩ có chắc chắn là thời gian ủ bệnh tối đa chỉ 14 ngày hay không?

Trả lời:

Theo ghi nhận hiện tại về bệnh cảnh lâm sàng của nhiễm nCoV cho thấy thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày, khá dài so với các loại virus nói chung, tuy nhiên phù hợp với nhóm betacorona virus trước đó như SARS, MERS-CoV

Câu hỏi: Trong tình trạng bệnh dịch đang lây lan rộng như hiện nay, thì phòng chống bệnh là nhiệm vụ cấp thiết. Vì vậy, khẩu trang đang là mối quan tâm của nhiều người dùng. Nhưng có vấn đề là có quá nhiều loại, cũng như là nhiều nhãn hiệu. Vậy nên dùng loại nào vừa phù hợp túi tiền vừa đảm bảo an toàn?

Trả lời: Trong trường hợp sử dụng để giao tiếp, đi lại thông thường thì có thể sử dụng khẩu trang y tế 3 lớp, khẩu trang vải giặt hàng ngày. Nếu đi vào vùng dịch mới sử dụng đến khẩu trang N95.

Câu hỏi: Phân biệt cúm thường với corona? Bị cúm uống Thu*c xong khỏi liệu có phải là corona?

Trả lời: Trong lúc này, những người liên quan đến ốm, sốt lây truyền qua đường hô hấp thì nên đến cơ sở y tế, đặc biệt là những người đi từ Trung Quốc về để đảm bảo an tâm.

Câu hỏi: Nếu không bị sốt, tức ngực hay khó thở, mà chỉ bị ho khạc có đờm thì có thể là biểu hiện của triệu chứng nhiễm coronavirus không ạ?

Trả lời: Bạn nên kiểm tra xem bệnh cụ thể tại cơ sở y tế để an tâm hơn.

Câu hỏi: Trước diễn biến của dịch bệnh, nhất là thời điểm mọi người đi chơi nhiều, xin cho lời khuyên...

Trả lời: Con người bây giờ giao lưu đi lại nhiều, khám phá nhiều và tiếp xúc nhiều với nhau và với động vật. Khái niệm bệnh lây từ động vật có từ lâu, và corona virus mới này cũng là hiện tượng tất yếu và không biết đến lúc nào, việc quan trọng là khi nó đến thì ứng phó trách nhiệm vì cộng đồng. Tìm hiểu THÔNG TIN CHÍNH XÁC chứ không hoảng loạn khi nghe tin vịt.

Câu hỏi: Nghe nói thời gian ủ, phát bệnh là 2 tuần. Như vậy những trường hợp ở vùng có người bị bệnh, hoặc có tiếp xúc người bệnh nếu sau 2 tuần không có dấu hiệu gì có phải là không nhiễm bệnh không?

Trả lời: Ủ bệnh là virus vào phát bệnh, tối đa 14 ngày là trong vong 14 ngày phải phát ra mà 14 ngày không phát ra thì không có virus trong người.

Câu hỏi: Thông tin sáng nay cho biết chỉ có khẩu trang dành cho BS phẫu thuật mới có thể ngăn được virus, điều này có đúng không? Nhờ bác sĩ tư vấn thêm về việc đeo khẩu trang phòng chống bệnh.

Trả lời: Có người nói con virus nhỏ xíu chui qua mọi thứ, nói vậy là không đúng. Virus ra ngoài môi trường nó nằm trong chất tiết của đường hô hấp gọi là giọt bắn, cái gì ngăn được giọt bắn không vào đường hô hấp là ngừa được bệnh, cho nên khẩu trang 3 lớp hay rửa tay là ngăn được.

Mang khẩu trang khi ra đám đông và khi tiếp xúc từ 2 mét trở lại với người bệnh là hiệu quả, khẩu trang phải trùm qua mũi, trùm luôn cằm, ép phần mũi cho sát, phần sậm ra ngoài.

Câu hỏi: Ngày trước ở BV Nhiệt đới TƯ, dịch SARS được đẩy lui nhờ các bác sĩ đốt bồ kết, vậy có thể áp dụng cho Corona hay không?

Trả lời: Cái quan trọng tôi cho là nên mở toang buồng bệnh, phòng ở để virus không lưu cữu, Bệnh viện Việt Pháp dùng điều hòa, đóng kín cửa thì lây lan, sau này sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới mở toang cánh cửa thì hạn chế lây lan.

Đốt bồ kết chưa rõ ràng lắm, nhưng phải tẩy trùng, khử khuẩn đầy đủ cả không khí và buồng bệnh.

Câu hỏi: Tại TP.HCM các trường đang chuẩn bị đi học lại, hiện nhiều phụ huynh đề nghị cho HS nghỉ thêm 2 tuần để theo dõi, việc này có nên không? Có lời khuyên nào cho phụ huynh để họ an tâm hơn?

Trả lời: Nghỉ 2 tuần không chắc đã đủ, vậy sẽ nghỉ đến bao giờ? Nói nghỉ 2 tuần là 14 ngày hết thời gian ủ bệnh thì không phải, chỉ em nào đi về từ Trung Quốc mới bàn, còn đi đâu trong nước hay đi nước khác kệ mấy bé. Nhưng cũng nên hạn chế bớt những buổi tập trung đông học sinh, đến thì vào lớp, hết học thì về và rửa tay.

Người dân cần làm gì?

Để chủ động phòng bệnh, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TP.HCM khuyến cáo người dân luôn luôn thực hiện các biện pháp dự phòng thường quy đối với bệnh hô hấp như sau:

Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Dùng khăn giấy hoặc cánh tay để che miệng và mũi khi ho, khi hắt hơi; sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác và rửa sạch bàn tay bằng xà phòng.

Tránh tiếp xúc gần với người đang sốt, ho. Giữ gìn nhà cửa thông thoáng.

Nếu đang bị sốt, ho, khó thở cần đến khám tại cơ sở y tế, và cho bác sĩ biết các thông tin về hành trình di chuyển trước đó của bạn.

Người bị bệnh viêm hô hấp nên hạn chế tiếp xúc tại nơi đông người. Chủ động đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người xung quanh.

Câu hỏi: Trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhất, nhưng các em cũng chưa biết tự phòng vệ cho mình (ngay cả trẻ lớp 3, cha mẹ phải thường xuyên nhắc cháu mới thực hiện việc rửa tay thường xuyên). Người lớn phải làm sao để bảo vệ trẻ?

Trả lời: Theo nghiên cứu, 2 virus trước (SARS và MERS) và nCoV Vũ Hán lại ít gặp ở trẻ em. Phòng bệnh thì cũng rửa tay, đeo khẩu trang và ngủ đủ, uống nước đủ.

Câu hỏi: Những người có biểu hiện như thế nào thì cần đến gặp bác sĩ và khi khám ở đâu sẽ cho ra kết quả đúng nhất?

Trả lời: Hiện nay nCoV là bệnh lây qua đường hô hấp. Dấu hiệu của bệnh là sốt, ho, khó thở, biểu hiện như là viêm phổi cấp, càng được chú ý đối với những người đi từ Trung Quốc về, hoặc người đi từ vùng dịch về, người có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh.

Bộ Y tế đã thông báo danh sách bệnh viện có khả năng cách ly điều trị nCoV, nhưng theo tôi cứ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn, nếu là nCoV thì được giới thiệu đến cơ sở phù hợp.

Tôi cũng khuyến cáo khi còn nghi ngờ nên thực hiện phòng hộ như rửa tay sạch thường xuyên, hạn chế tiếp xúc, đeo khẩu trang... để hạn chế lây lan.

Câu hỏi: Đối với những người trẻ có sức đề kháng cao thì virus có thể khiến họ Tu vong không?

Trả lời: Việc lây truyền nCoV không loại trừ ai, nhưng Tu vong phụ thuộc vào yếu tố, không phải người trẻ, khỏe mạnh là không mắc bệnh nặng và không Tu vong.

Nhưng người mắc bệnh mãn tính, người già, có bệnh nền nguy cơ Tu vong cao hơn.

Câu hỏi: Có thông tin virus Corona chỉ sống được ở nhiệt độ dưới 25 độ C có đúng không? Miền nam hoàn toàn không có nguy cơ lây nhiễm?

Trả lời: Điều này thì những nghiên cứu hiện nay chưa rõ ràng, nhưng nhiệt độ lạnh thì virus dễ phát triển và lây lan hơn, không phải là miền Nam không có nguy cơ, vì virus có thể ở trong phòng, ngoài trời...

Câu hỏi: Cho em hỏi nếu không sốt, không tức ngực hay khó thở mà chỉ bị ho đờm thì có phải là biểu hiện của triệu chứng nhiễm coronavirus không?

Trả lời: Không có nguy cơ thì triệu chứng gì cũng không liên quan coronavirus, nên khám và điều trị như chưa biết gì về virus này.

Nguồn: Bộ Y tế

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5e36591dab5ece17996cf092)

Tin cùng nội dung

  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY