Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bộ Y tế khuyến khích doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu vaccine COVID-19

MangYTe - Để có thêm nguồn cung ứng vaccine, Bộ Y tế khuyến khích tất cả doanh nghiệp trong và ngoài nước có đủ điều kiện tiếp cận, đàm phán với các đối tác trên thế giới có khả năng cung cấp vaccine COVID-19 theo đúng tinh thần Nghị quyết 21/NQ-CP.

Hiện có tập đoàn amv, vabiotech, vimedimec cũng đang tiếp cận với các đối tác khác từ mỹ và ấn độ. với mục tiêu tăng độ bao phủ tiêm chủng vaccine phòng covid-19 cho người dân việt nam, sớm chủ động đẩy lùi dịch bệnh.

Đến nay, các nguồn cung ứng vaccine phòng covid-19 cho việt nam bao gồm: hỗ trợ của cơ chế covax và nguồn nhập khẩu do công ty vnvc thực hiện.

Ngoài 117.600 liều vaccine asyrazeneca về hồi tháng 2 qua vnvc, trong 3 tuần tới hơn 811.000 liều đầu tiên từ covax dự kiến sẽ về việt nam. vnvc là một trong 3 tổ chức được astrazeneca đồng ý cung cấp vaccine tại việt nam, cùng với covax facility và unicef.

Dự kiến, các đợt vaccine astrazeneca tiếp theo từ hợp đồng của vnvc, với tổng số 29,87 triệu liều, sẽ về đến việt nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).

Bộ Y tế khuyến khích doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

Hiện chỉ mới có 117.600 liều vaccine astrazeneca về việt nam.

Ngày 23/3 bộ y tế đã quyết định phê duyệt có điều kiện vaccine sputnik v của nga cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch tại việt nam. như vậy, sputnik v là vaccine phòng covid-19 thứ hai được bộ y tế phê duyệt sử dụng, sau astrazeneca. việt nam là nước thứ 56 phê duyệt khẩn cấp sử dụng vaccine này. ước tính vaccine sputnik v có thể bao phủ cho 1,5 tỷ người dân trên thế giới.

Theo bộ y tế, để được phê duyệt khẩn cấp chính thức sử dụng vaccine sputnik v tại việt nam, cuối năm 2020 trung tâm nghiên cứu, sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (polyvac) thuộc bộ y tế đã liên hệ, trao đổi với đối tác nga để phối hợp nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu và phân phối vaccine.

Tháng 12 năm ngoái, polyvac đã ký thỏa thuận bảo mật với công ty cổ phần quỹ đầu tư trực tiếp (dirf) của liên bang nga với mục đích thực hiện sản xuất và phân phối vaccine sputnik v tại việt nam. sau các cuộc đàm phán với sự tham dự của đại diện của bộ y tế việt nam, đại sứ quán liên bang nga, polyvac, rdif và viện nghiên cứu gamalaya, hai bên đã ký thỏa thuận hợp tác. phía nga đã ủy quyền cho polyvac là đơn vị đăng ký, nhập khẩu, phân phối vaccine này tại việt nam; sản xuất vaccine này tại việt nam đáp ứng nhu cầu sử dụng tại việt nam và xuất khẩu.

Trong những ngày tới, POLYVAC sẽ thương thảo với phía Nga "Thỏa thuận cung cấp vaccine", hiện chưa có kế hoạch cụ thể về cung ứng trong năm 2021.

Ngoài ra, Bộ Y tế và các đơn vị cung ứng vaccine, dược cũng đã khẩn trương làm việc với hãng Johnson & Johnson và Moderna, các nhà sản xuất của Ấn Độ và các nước khác đề nghị thông báo chính thức khả năng cung ứng vaccine. Cho đến nay chưa có đơn vị nào trong số các hãng nêu trên cho biết về khả năng cung ứng trong năm 2021.

Ngoài nguồn nhập khẩu, bộ y tế đang thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước. vaccine nano covax do công ty nanogen phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên người từ ngày 26/2. vaccine covivac do ivac phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ ngày 15/3. vaccine của vabiotech dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm từ tháng 4/2021.

Trước đó, nghị quyết 21/nq-cp của chính phủ (ngày 26/2/2021) về mua và sử dụng vaccine phòng covid-19 đã "giao bộ y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vaccine phòng covid-19".

V.Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/bo-y-te-khuyen-khich-doanh-nghiep-du-dieu-kien-nhap-khau-vaccine-covid-19-20210324172906511.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY