Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bốn sai lầm phổ biến khi chăm sóc trẻ ho

Hạn chế cho bé bú, không chú ý đến đường thở của con… là những ngộ nhận thường gặp của phụ huynh khi chăm bé bị ho, theo bác sĩ Trần Anh Tuấn.

Tại sự kiện ra mắt "Thư viện thế giới tiếng ho đầu tiên tại Việt Nam" trên nền tảng kỹ thuật số, bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, ho không phải bệnh lý, mà thể hiện phản xạ bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài, bé ăn uống không ngon miệng, dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ. Dưới đây là những sai lầm thường gặp của phụ huynh khi chăm sóc bé lúc ho, nhất là những bé dưới 12 tháng tuổi.

Kiêng thịt gà, tôm

Hai phần ba số trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi đồng 1 trong năm 2020 có liên quan đến bệnh đường hô hấp, biểu hiện là ho. Đa phần trẻ dưới 5 tuổi, trong đó, bé dưới 12 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là đối tượng có sức đề kháng chưa hoàn chỉnh, chưa tự sản xuất ra kháng thể thể chống vi khuẩn, virus, trong vòng 6 tháng đầu tiên trẻ nhận kháng thể hoàn toàn từ mẹ truyền qua.

Chế độ dinh dưỡng có thể giúp trẻ tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa và điều trị các chứng ho. Quan niệm kiêng tôm, thịt gà để giảm cơn ho là không đúng. Trẻ chỉ nên kiêng khi cơ thể dị ứng. Việc ăn đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, thúc đẩy chấm dứt cơn ho.

Thịt gà có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều hàm lượng protein, các vi chất dinh dưỡng như: kẽm, sắt và không có chất gây ho. Khi trẻ ho có thể dẫn đến đau họng, lúc này việc ăn uống trở nên khó khăn, để bổ sung đủ dinh dưỡng, cha mẹ nên làm lỏng thức ăn, chia nhỏ bữa, uống Thu*c theo chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng, cha mẹ cần để ý đường thở khi con ho.

Không cho bé bú

Ngoài theo dõi tình trạng sức khỏe xung quanh triệu chứng ho, cha mẹ cần chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng. Mẹ duy trì cho con bú, chia thành nhiều bữa nhỏ. Khi cơ thể thiếu nước thì đờm sẽ đặc lại, lúc này uống sữa là cung cấp nước luôn, sẽ giúp cho em bé loãng đờm, giảm ho.

"Nhiều mẹ không cho bú vì thấy bé nôn ra sữa vón cục, cho rằng đây là hiện tượng không tiêu. Quan niệm này sai lầm, sữa được trẻ bú, đưa xuống dạ dày, tiếp xúc với acid trong dạ dày nên có hình dạng như vậy", bác sĩ Tuấn thông tin.

Các bác sĩ thảo luận về các vấn đề xung quanh bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ tại sự kiện ra mắt "Thư viện thế giới tiếng ho" tại Hà Nội.

Không chú ý đến đường thở

Với trẻ sơ sinh (từ 0 đến 3 tháng tuổi), khi nhiễm trùng đường hô hấp thường không có biểu hiện rõ ràng, rất ít ho, nếu chỉ lưu ý tiếng ho thì phụ huynh dễ bị đánh lừa. Lúc này phụ huynh phải chú ý xem bé có khó thở hay không, khi thấy con mệt, có biểu hiện lạ cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám, tư vấn kịp thời.

Chủ quan

Tham dự lễ ra mắt "Thư viện thế giới tiếng ho" vừa diễn ra ở Hà Nội, bác sĩ Đinh Ngọc Hoa, chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc cho biết, ho là dấu hiệu kêu cứu của đường thở, biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp. Thực tế, 80% trẻ ho tự khỏi, chính vì vậy mọi người thường chủ quan.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc vừa cấp cứu cho em bé khoảng 2 tuổi, nhập viện trong tình trạng ho, khó thở. Khi hỏi phụ huynh, các bác sĩ mới biết bé có biểu hiện ho khoảng nửa tháng trước. "Nhiều cha mẹ còn thiếu kiến thức về y khoa, chủ quan trước iếng ho của con, để diễn ra thời gian dài, đến khi bệnh chuyển nặng mới mang tới viện", bà Hoa cho biết.

Tập đoàn Dược phẩm Sohaco vừa ra mắt "Thư viện thế giới tiếng ho", giúp phụ huynh tiếp cận kiến thức y khoa trên nền tảng số, được tư vấn bởi các bác sĩ đầu ngành, để nhận biết tiếng ho của con cảnh báo bệnh lý gì. Các chuyên gia đánh giá, việc ra đời "Thư viện thế giới tiếng ho" mang lại ý nghĩa quan trọng. Cha mẹ có thể theo dõi diễn biến, tình trạng sức khỏe của con, từ đó biết rõ trẻ ho thế nào thì đưa tới bệnh viện, lúc nào thì điều trị ở nhà...

Các chuyên gia cũng cho biết, trong một số trường hợp, cha mẹ có thể chẩn đoán tình trạng sức khỏe của con qua tiếng ho. Ví dụ, cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan thường ho khan, hoặc ho có đàm do dịch tiết chảy từ xoang hoặc mũi sau.

Ngọc Thi (Ảnh: Sohaco)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/bon-sai-lam-pho-bien-khi-cham-soc-tre-ho-4261671.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY