Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Bỗng nhiên tàn phế vì loãng xương

Loãng xương được ví như một tên ăn cắp vặt. Mỗi ngày chúng lấy đi một ít canxi và khoáng chất mà bạn không hay cho đến một ngày “bộ khung” rệu rã.

Già lẫn trẻ đều bị loãng xương

Làm việc tại Úc rồi bảo lãnh mẹ mình sang, chị T.C vẫn thường hay cho mẹ về Việt Nam thăm quê hương. Tuy nhiên, dù để mẹ về nước nhưng chị vẫn không muốn mẹ đi đâu xa mà chỉ cho bà lẩn quẩn trong nhà người bà con ở TP.HCM, mặc cho cụ có ý định về Quảng Nam thăm quê. Biết mẹ buồn nhưng chị C. vẫn cương quyết: “Thôi, để bà đi một mình tôi không an tâm. Đi rủi có té ngã rồi nằm một chỗ khổ cả đời. Mà con cháu không có điều kiện chăm…”. Do một người dì của chị bị loãng xương, dẫn đến té ngã phải nằm một chỗ đã mấy năm nay.

Tâm lý của chị C. là tâm lý của nhiều người có cha mẹ già, lo “xương cốt mong manh, dễ vỡ”.Tuy nhiên, điều đáng lo là hiện nay bệnh lý xương khớp và nhất là loãng xương không phải là bệnh dành cho người già mà đã “phủ sóng” đến giới trẻ. Một bệnh viện đã từng điều trị cho một nữ bệnh nhân 38 tuổi, nhập viện do đau lưng nhiều, khó đi lại do gầy yếu, suy kiệt, teo cơ tứ chi. Chị khai chị đã điều trị lupus ban đỏ 4 năm trước với triệu chứng đau các khớp và nổi ban ở vùng mặt kèm theo loét miệng, rụng tóc.

Dù bác sĩ dặn tái khám nhưng chị X. không khám lại mà cầm toa Thu*c mua uống dài hạn.Hậu quả là sau vài năm chị thấy đau vùng lưng nhiều kèm ăn uống kém, sụt cân, mất ngủ.Các bác sĩ chẩn đoán chị bị loãng xương nặng, gãy xẹp nhiều đốt sống ngực, đốt sống thắt lưng. Bệnh nhân còn bị tiểu đường, suy thượng thận do tác dụng phụ của việc sử dụng Thu*c có chứa corticoids.


Điều dưỡng khoa Phẫu thuật Chi dưới BV. Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM chăm sóc và tư vấn điều trị loãng xương cho bệnh nhân sau gãy xương

Vì sao nữ giới bị loãng xương nhiều?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh loãng xương cao hơn, tình trạng loãng xương sớm và nặng hơn nam giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thế giới hiện có trên 200 triệu người bị loãng xương, trong đó 70% là phụ nữ và loãng xương ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ trên 50 tuổi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, nữ giới dễ bị loãng xương hơn nam giới vì những lý do sau đây:

1. Nữ giới có khối lượng xương nhỏ hơn, khung xương nhỏ hơn nam giới. Vì vậy, khi mất cùng một lượng xương, nữ giới sẽ nhanh chóng bị loãng xương hơn nam.

2. Nữ giới có ít cơ hơn nam, mà các cơ này lại đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa xương do chúng tạo ra áp lực liên tục lên hệ xương, giúp kích thích quá trình tạo xương. Ngoài ra, hoạt động cơ yếu của nữ cũng làm gia tăng nguy cơ té ngã.

3. Nữ giới ít hoạt động thể lực, ít tập các môn vận động chịu lực hơn nam giới, thậm chí không chịu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nguồn cung cấp vitamin D quan trọng của tự nhiên. Chính các vận động chịu lực này với sự phối hợp của canxi và vitamin D sẽ làm cho xương chắc và khỏe hơn.

4. Nữ giới ăn ít hơn nam, đặc biệt xu hướng hiện nay chị em sợ mập nên kiêng ăn quá mức, nên không bảo đảm được nhu cầu canxi hàng ngày của cơ thể.

5. Nữ giới phải trải qua thời kỳ mang thai và cho con bú; ở thời kỳ này nhu cầu canxi cho cơ thể đòi hỏi luôn phải cao hơn bình thường. Do đó, nếu thai phụ không chú ý đến việc bổ sung canxi một cách đầy đủ trong thời kỳ này cũng gây ra hiện tượng mất xương.

6. Nữ giới phải đối mặt với vấn đề mãn kinh. Hoạt động của quá trình tạo xương và hủy xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nội tiết, di truyền, chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, tập luyện… mà một trong những yếu tố quan trọng nhất là nội tiết tố Sinh d*c nữ, estrogen. Estrogen là nội tiết tố của buồng trứng, có một vai trò hết sức quan trọng bảo vệ cho khung xương của phụ nữ: thúc đẩy, kéo dài tuổi thọ và làm tăng số lượng của các tế bào tạo xương; cản trở sự sinh ra các tế bào hủy xương, làm giảm đi quá trình hủy xương; tác động lên ruột, làm tăng sự hấp thu canxi trong thức ăn, tăng vận chuyển canxi từ trong máu vào xương, tăng sự chắc chắn cho xương.

Tuy nhiên, khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, estrogen suy giảm đột ngột… Vì vậy, sau giai đoạn mãn kinh hiện tượng mất xương ở phụ nữ xảy ra nhanh hơn và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh gia tăng.Ở nam giới, việc giảm hormone Sinh d*c nam xảy ra một cách từ từ nên việc mất xương cũng xảy ra chậm hơn nữ.

Loãng xương cũng “ưu ái” với nam giới

Do quan điểm loãng xương là bệnh của nữ giới nên loãng xương nam giới thường ít được chú trọng. Quan điểm này có ở nhân viên y tế, nhà hoạch định chính sách y tế và cả ở bản thân nam giới. Hậu quả là trong khi tỷ lệ gãy xương do loãng xương ở nữ giới ngày càng được khống chế và ổn định thì ở nam giới, con số này gia tăng theo thời gian.

Theo một nghiên cứu vào năm 2017, dựa trên 242 bệnh nhân trên 40 tuổi (50% là nam) điều trị nội trú tại khoa Cơ Xương Khớp ở BV Thống Nhất (TP.HCM) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc loãng xương là 38,8% nam và 62,8% nữ; nam thiếu xương là 45,5% so với 33,9% ở nhóm nữ. Testosterone có tương quan nghịch với tuổi, tương quan thuận với mật độ xương.Bệnh nhân nam loãng xương, thiếu xương có nồng độ testosterone thấp hơn bệnh nhân nam có mật độ xương bình thường.

Đến cuối thế kỷ 20 đã có gần 275 triệu nam giới và đến năm 2050, sẽ có hơn 900 triệu nam giới bước vào tuổi 70. Thay đổi trên quy mô này dẫn đến sự gia tăng về tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến nam giới có tuổi. Những bệnh này không chỉ là gánh nặng áp đặt cho chính nam giới và gia đình của họ mà còn cho hệ thống y tế và an sinh xã hội.

Trong đó, loãng xương cũng là yếu tố quan trọng tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.Đây là một lời cảnh báo cho nam giới trong việc cần có biện pháp phòng ngừa cho căn bệnh âm thầm nhưng lại gây tàn phế vào lúc bất ngờ nhất.

LƯU NGỌC

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bong-nhien-tan-phe-vi-loang-xuong-n164956.html)
Từ khóa: loãng xương

Chủ đề liên quan:

loãng xương

Tin cùng nội dung

  • Ngoài việc dùng Thuốc, châm cứu, tập khí công, dưỡng sinh, người xưa sử dụng nhiều món ăn - bài Thuốc để điều trị chứng loãng xương.
  • Nhiều trường hợp người cao tuổi bị ngã gây ra những hậu quả rất xấu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.
  • Loãng xương là một bệnh rất phổ biến, đứng sau bệnh tim mạch ở người cao tuổi (NCT) và cũng là bệnh dễ gây nhiều nỗi buồn phiền, rắc rối.
  • Loãng xương là một bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, dễ để lại biến chứng nặng nề như: gãy cổ xương đùi, xẹp đốt sống... điều trị kéo dài, tốn kém, gánh nặng cho gia đình và xã hội. phòng bệnh bằng việc duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập, vận động đầy đủ.
  • Cùng với việc tuổi thọ ngày càng tăng cao, số người già ngày càng nhiều thì trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, bệnh loãng xương đang nổi lên là một vấn đề xã hội, và ngày càng được quan tâm.
  • Tôi là nam giới, năm nay 41 tuổi. Bố tôi bị loãng xương thì tôi có bị không? Làm thế nào để biết mình có bị loãng xương hay không?
  • Để phòng bệnh loãng xương, chị em được khuyến cáo ăn thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, việc này nếu quá mức có thể gây tác dụng ngược - lắng cặn thành sỏi đường tiết niệu.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY