Tin y tế hôm nay

Tin y tế

BS Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM: Những loại Thuốc được dùng và tuyệt đối không được dùng sau khi tiêm vắc xin Covid-19

(Tổ Quốc) - Sau tiêm vắc xin phòng Covid-19, loại Thuốc được dùng và tuyệt đối không được dùng là gì. Ths.BS Nguyễn Hiền Minh, Đơn vị Tiêm ngừa Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tư vấn chi tiết.

Các loại Thuốc có thể dùng sau tiêm

Bác sĩ Minh cho biết, sau tiêm vắc xin Covid-19, người được tiêm chủng có thể có những triệu chứng thường gặp như: sốt trên 38.5oC, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vắc xin bị đau nhức thì có thể sử dụng Thuốc giảm đau hạ sốt.

Cụ thể, có thể dùng Acetaminophen 500mg x 3 lần (uống) /ngày. Tên gọi thông thường có thể là một trong các biệt dược sau: Paracetamol, Panadol, Efferalgan, Tylenol, Hapacol...

"Thuốc sử dụng an toàn để giảm các triệu chứng khó chịu thông thường như trên sau tiêm vắc xin Covid-19 với cả phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai. Người có suy chức năng gan và thận nặng cần được tư vấn của bác sĩ khi uống Acetaminophen", bác sĩ Minh Lưu ý.

Người cao tuổi được nhân viên y tế tư vấn trước khi tiêm.

Trường hợp, người được tiêm chủng không giảm sưng đau tại chỗ tiêm và nhức mỏi người sau 2-3 ngày dùng Thuốc Acetaminophen hoặc những người từng có tiền sử phản ứng quá mẫn với Acetaminophen hoặc có bệnh lý thiếu hụt men Glucose-6- phosphat dehydrogenase ( G6PD), Thuốc sử dụng thay thế Acetaminophen là Ibuprofen 400mg x 3 lần (uống)/ ngày.

"Không nên sử dụng Ibuprofen sau tiêm vắc xin Covid-19 ở những người được tiêm chủng là phụ nữ đang mang thai. Bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý tim mạch mạn tính, rối loạn đông cầm máu, loét dạ dày tá tràng, cần được tư vấn của bác sĩ khi uống Ibuprofen", bác sĩ Minh cho biết.

Một số người có triệu chứng dị ứng ở da như: ngứa, nổi mẩn, phát ban sau tiêm vắc xin Covid-19, sau khi loại trừ các dấu hiệu nghi ngờ phản ứng phản vệ nặng, bác sĩ có thể chỉ định các Thuốc uống nhóm anti-histamin. Người được tiêm chủng cần tiếp tục tự theo dõi sức khỏe để báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất nếu có các triệu chứng trở nặng khác kèm theo.

Ngoài ra, để giảm các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chán ăn sau tiêm vắc xin, bạn có thể uống bổ sung thêm các viên sủi chứa vitamin và điện giải như: Upsa C 1g, Berocca, Re-Energize uống 1 viên mỗi ngày sau ăn sáng hoặc sau ăn trưa.

Các loại Thuốc không dùng sau tiêm vắc xin

    Mời độc giả đặt câu hỏi tọa đàm trực tuyến: Sức khỏe yếu, bệnh nền, dị ứng có nên tiêm vaccine COVID-19

  • 9 "nguyên tắc vàng" đối phó với biến thể Delta: Trung Quốc rốt ráo áp dụng để dập dịch Covid-19

  • Sáng 11/8: Thêm 4.802 ca mắc COVID-19, tiêm vắc xin đạt 11,3 triệu liều

Bác sĩ minh khuyến cáo, sau khi tiêm phòng vắc xin covid-19 có thể gặp phải những phải ứng thông thường sau tiêm như sưng đau tại vị trí tiêm. tuy nhiên, người dân cần lưu ý tuyệt đối không dùng các loại Thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay Thuốc mỡ không rõ loại để bôi đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm.

Nếu người được tiêm chủng vắc xin covid-19 đang dùng toa Thuốc điều trị các bệnh lý mãn tính: bệnh nhân không được tự ý ngừng Thuốc hay thay đổi Thuốc vì có thể làm thay đổi tình trạng ổn định của bệnh. bác sĩ sẽ xem xét toa Thuốc để điều chỉnh phù hợp cho từng bệnh nhân.

Với lịch tiêm một số loại vắc xin khác: nên giữ khoảng cách ít nhất 28 ngày giữa vắc xin Covid-19 và các vắc xin cần thiết khác. Vì hiện nay chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc phối hợp vắc xin Covid-19 và các vắc xin khác, do vậy Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo: nếu không thể thay đổi lịch tiêm thì nên tiêm vắc xin ở một vị trí khác vị trí đã tiêm vắc xin Covid-19 (cánh tay khác hoặc đùi).

Bác sĩ Minh lưu ý thêm: "Không dùng Thuốc hóa trị hay xạ trị, Thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19 vì có thể làm giảm hiệu lực của vắc xin. Đồng thời, các Uỷ ban về tiêm chủng trên thế giới và WHO cũng đang xem xét về việc khuyến cáo những nhóm người có tình trạng suy giảm miễn dịch có thể tiêm thêm mũi thứ 3 của vắc xin Covid-19 để tăng cường hiệu lực bảo vệ".

MỜI ĐỘC GIẢ GỬI CÂU HỎI CHO CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN

Trước tình hình diễn biến dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, Việt Nam đang hết sức tăng tốc để phủ vaccine nhanh nhất. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến ngày 9/8, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm trên toàn quốc là gần 10 triệu liều, trong đó tiêm mũi 1 là 8.984.300 liều, tiêm mũi 2 là 1.003.287 liều. Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam gọi đây là một "chiến dịch tiêm chủng chưa từng có".

Về phía người dân, rất nhiều người vui mừng vì có cơ hội tiếp cận vaccine COVID-19. Tuy nhiên, cũng có một bộ phận không nhỏ lo lắng về những tác dụng phụ vaccine COVID-19.

Để giải đáp những băn khoăn của người dân về độ an toàn của vaccine COVID-19, chúng tôi tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến có tên gọi AN TOÀN KHI TIÊM VACCINE COVID-19: SỨC KHOẺ YẾU, BỆNH NỀN, DỊ ỨNG CÓ NÊN TIÊM? phát sóng trên page Soha.vn và web Soha.vn.

Chuyên gia khách mời: TS. BS Nguyễn Huy Luân – Trưởng Đơn vị Tiêm chủng BV Đại học Y dược TP HCM.

Độc giả có câu hỏi gửi đến cho chương trình, xin gửi câu hỏi TẠI ĐÂY.

Chuyên gia dịch tễ: Nơi "ấp virus" không ở đâu xa mà gần kề bên mỗi người

Ngọc Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/bs-benh-vien-dai-hoc-y-duoc-tp-hcm-nhung-loai-thuoc-duoc-dung-va-tuyet-doi-khong-duoc-dung-sau-khi-tiem-vac-xin-covid-19-82021118122110470.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY