Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bù ốc leo, thanh nhiệt tiêu viêm

Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau

Bù ốc leo - Dregea volubilis (L.f.) Benth. ex Hook.f. (Wattakaka vocubilis L.f.). thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae.

Mô tả

Cây nhỡ leo, khoẻ, có vỏ nâu nhạt và lỗ khí tròn; các nhánh hẹp. Lá mọc đối, hình trái xoan rộng, thon hẹp, tròn hay dạng tim ở gốc, nhọn ở chóp, có lông mịn, nhất là ở mặt dưới, rời nhẵn, phiến dài 6 - 14cm rộng 4 - 10mm; cuống là dài 2,2 - 5,5cm, gân phụ có tuyến. hoa màu lục sáng, xếp thành xim dạng tán, dài 5 - 9cm ở nách lá, có cuống dài, mang nhiều hoa; nụ tròn; tràng hoa hình thúng, tràng phụ có 5 vẩy. Quả đại xếp ngang, thuôn rộng, phủ một chất màu nâu, dài 7 - 8cm. Hạt dẹp hình trái xoan rộng, dài 9mm, ở chóp có mào lông dài 4cm.

Ra hoa tháng 6 - 9

Bộ phận dùng

Toàn dây, rễ dạng thân - Hebra et Radix Dregeae. Lá và lớp bột trên quả cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Cây mọc hoang khá phổ biến ở các lùm bụi, dựa bờ nước từ Ninh Thuận vào Nam. Cũng phân bố ở Campuchia, Lào, Ân Độ, Malaixia, Inđônêxia.

Thành phần hoá học

Có glucosid dregein, alcoloid.

Tính vị, tác dụng

Dây, rễ có vị đắng, cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, ngừng nôn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Lá ăn được, thường dùng luộc ăn. lá cây giầm trong dầu dùng trị bệnh mọn nhọt ở giai đoạn đầu và làm cho chóng mưng mủ ở các giai đoạn sau. Ở Ân Độ, người ta chiết từ nhựa cây một hoạt chất glucosidic hơi có độc đối với chuột và ếch. Ở nước ta, người ta sử dụng lớp bột màu nâu trên quả làm Thu*c trị bệnh gia súc. Ở Ân độ, lá dùng đắp trị nhọt và apxe. Rễ và thân mềm xem như gây nôn và long đờm. Toàn thân cây dùng trị cảm lạnh và bệnh tật về mắt, làm hắt hơi; còn dùng trị rắn cắn. Ở Trung Quốc, toàn dây và rễ dạng thân được dùng trị cảm mạo, viêm khí quản, phụ nữ có thai nôn mửa, ung thư thực quản, đau dạ dày.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/bu-oc-leo-thanh-nhiet-tieu-viem/)

Chủ đề liên quan:

bù ốc leo thanh nhiệt tiêu viêm

Tin cùng nội dung

  • Lô căn còn có tên khác là lô vi căn, rễ sậy, vi hành, là phần thân rễ dưới mặt đất của cây lau hoặc cây sậy.
  • Vào những ngày hè nóng nực, nhu cầu về nước uống của cơ thể là rất lớn. Thật khó có thể kể hết các loại nước giải khát mang tính công nghiệp đang lưu hành trên thị trường hiện nay,
  • Theo Đông y, ba ba vị ngọt, tính bình; vào can, thận. Có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt.
  • Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY