Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bữa ăn an toàn Hà Nội: Lấy lại niềm tin cho thực phẩm Việt

(MangYTe) Buổi lễ phát động Bữa ăn an toàn Hà Nội tại quận Thanh Xuân với trên 1.000 người tham gia đã khép lại, song chương trình hành động của Hà Nội về Bữa ăn an toàn giai đoạn 2017-2020 bắt đầu mở ra. Gặp gỡ người dân trong khu chung cư 34T (phường Nhân Chính - nơi diễn ra buổi lễ), các doanh nghiệp, nhà quản lý…, chúng tôi ghi nhận được nhiều điều xung quanh vấn đề này.

Người dân mua hàng tại quầy ở chung cư 34T.

Người dân tin tưởng, hy vọng

Bà Nguyễn Thị Nhân, sống ở chung cư 34T, cho biết: “Hôm trước tôi cũng tham gia buổi lễ phát động, sau đó đi thăm các gian hàng thực phẩm, thấy hàng hoá khá phong phú. Lúc đầu tôi mua thử mỗi thứ một ít, sau thấy tươi ngon, nhất là thịt lợn, nên hôm sau tôi mua tiếp chân giò và thịt thăn để làm ruốc bông. Không riêng tôi, người dân trong chung cư 34T cũng ra đây mua hàng. Sau lễ phát động, Hà Nội duy trì được mô hình này thì quá tốt, những người nội trợ như chúng tôi không phải mất công tìm kiếm. Rất tiện lợi mà giá cả không chênh lệch là bao”.

Mặc dù ở chung cư 24T, cách đó khá xa, nhưng sau khi được bạn bè giới thiệu, trên đường đi làm về, chị Phạm Thị Mai San cũng đến mua ở các gian hàng. Chị San cho biết, trước đây, chị có thói quen mua hàng ở chợ truyền thống, chỉ tin vào chỗ quen biết mà không nghĩ đến việc cần phải truy xuất nguồn gốc, cũng phải có “lý lịch” mới đảm bảo an toàn... “Mấy hôm nay mua hàng ở đây thấy khá tươi ngon, giá cũng không cao lắm, lại có nguồn gốc rõ ràng, tôi sử dụng thấy yên tâm hơn hẳn. Nhiều người trong khu chung cư 24T của tôi cũng mua hàng ở đây, tuy nhiên điều chúng tôi quan tâm là sau lễ phát động, các gian hàng này bán ở đâu, làm thế nào để người nội trợ mua được tiện lợi nhất”.

Nhận thấy gian hàng bán xúc xích của Công ty CP Nông nghiệp An Đông FARM (Thái Bình) khá đông khách, tôi đã trao đổi nhanh với Giám đốc Lê Trọng Hà. Ông Hà cho hay, năm 2016, đơn vị đã thành lập nông trại chăn nuôi với quy mô 10.000m2 ở Thái Bình. Năm 2017, chính thức thành lập công ty và mở thêm 5.000m2 nông trại ở Hà Nam. “Lợn ở trang trại của chúng tôi được nuôi theo quy trình khép kín, loại chuồng để mở tự nhiên, không điều hoà, mỗi chuồng chỉ từ 10-12 con. Lợn “rong chơi” cả ngày ngoài sân, tối mới vào chuồng; thức ăn chủ yếu là cám ngô, gạo, khô đậu tương; một ngày chúng được tắm 2 lần, được nghe nhạc sau khi ăn 1 giờ để thư giãn; nuôi 6 -7 tháng thì xuất chuồng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đầu tư hệ thống giết mổ khép kín, xúc xích được chế biến, thực hiện tại Hà Nội theo công nghệ Đức, giá bán 90.000 đồng/gói/400g”, ông Hà cho biết.

Ý kiến nhà quản lý

Mặc dù không có gian hàng trưng bày ở lễ phát động như các doanh nghiệp khác, song ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Chế biến Nam Hà Nội - đơn vị có tiềm năng được Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố giới thiệu tham gia chương trình cũng nhiệt tình tham quan và thăm dò thị hiếu người tiêu dùng.

Ông Dũng cho biết, công ty có nhà máy chế biến thức ăn và hệ thống trang trại chăn nuôi lợn khép kín truy xuất nguồn gốc ở các huyện ngoại thành Hà Nội và các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương. Sản phẩm là thịt lợn pha lọc, bán buôn cho các siêu thị, tiểu thương ở chợ và các bếp ăn tập thể, đóng khay phục vụ gia đình; chế biến giò chả và các món ăn chín. Cũng theo ông Dũng, tính ưu Việt của chuỗi là làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi, nhất là hạ giá cám, vì trong chăn nuôi thức ăn, chiếm 70% giá thành sản phẩm. Công ty đã làm lợi cho nông dân nhờ có nhà máy chế biến thức ăn, người chăn nuôi không phải mất chi phí mua cám như ở đại lý. Trong cơn khủng hoảng giá lợn vừa qua nông dân trong chuỗi sản xuất của ông không bị lỗ nặng là vì vậy.

Người tiêu dùng cũng được “ăn theo” từ chuỗi trên về giá cả, công ty lấy lợi nhuận của các khâu để làm lãi, nhờ vậy giá đến tay người tiêu dùng không cao. Ngoài ra, đây còn là chuỗi thịt lợn đầu tiên ở Việt Nam được truy xuất nguồn gốc khép kín, thực hiện việc dán tem ngay trên từng sản phẩm, tất cả các thông tin như bắt lợn ngày nào, ngày giết mổ, chế biến, số điện thoại người chăn nuôi… đều có thể truy xuất dễ dàng.

Với chủ đề “Chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ trang trại đến bàn ăn”, chương trình giai đoạn 2017 - 2020 của Hà Nội nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư trong việc tiêu dùng thực phẩm an toàn; đáp ứng bữa ăn hàng ngày, góp phần bảo vệ sức khoẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo đó, Hà Nội và được triển khai qua 4 giai đoạn: tháng 5/2017- 31/12/2017, lựa chọn 5 chung cư để thực hiện. Năm 2018 nhân rộng mô hình ra 10 chung cư; giai đoạn 3 năm 2019 có 15 chung cư; giai đoạn 4 duy trì 30 chung cư.

Bà Hồ Thị Mai Chinh, Phó trưởng Ban chỉ đạo, Chủ nhiệm Chương trình “Bữa ăn an toàn” Hà Nội, cho biết: “Sau lễ phát động, Ban chỉ đạo sẽ thực hiện một số nhiệm vụ như: tiếp tục xây dựng các gian hàng cố định tại các chung cư cao tầng ở Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, trên cơ sở những thành công và những điều cần phải khắc phục qua các gian hàng tại khu chung cư 34T vừa qua. Ngoài ra, tiếp tục công việc truy xuất nguồn gốc của các nhà cung cấp một cách nghiêm túc; gắn quyền lợi người tiêu dùng với trách nhiệm của 5 nhà nói trên để chung tay kiểm soát an toàn từ trang trại đến bàn ăn. Bên cạnh đó, cũng cần khuyến cáo người cung cấp không lợi dụng “Bữa ăn an toàn” để đưa hàng hoá không đạt chất lượng, chưa được kiểm soát đến người tiêu dùng, làm mất uy tín của chương trình. Các nhà báo sẽ tham gia giám sát chương trình này, Ban tổ chức sẽ chỉ đạo theo 2 hướng: nếu làm tốt, khen thưởng, tuyên dương; nếu không tốt, các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc”.

Hy vọng, với những bước đi thận trọng ngay từ ban đầu, Chương trình của Hà Nội sẽ thành công như dự định, lấy lại niềm tin người tiêu dùng Thủ đô về thực phẩm Việt.

Dương An Như

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế nông thôn (https://kinhtenongthon.vn/bua-an-an-toan-ha-noi-lay-lai-niem-tin-cho-thuc-pham-viet-post9441.html)

Tin cùng nội dung

  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Báo Sức khỏeĐời sống có bài Giảm cước: Không ít doanh nghiệp vận tải vẫn... ”điếc” phản ánh, dù giá xăng dầu đã hơn 10 lần giảm liên tục, nhưng vì sao giá cước vận tải giảm ít,
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY