Bạn nên biết hôm nay

Buốt lạnh từ bên trong hậu Covid

Nga, 24 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, khỏi Covid-19 gần hai tháng vẫn mệt mỏi, thường xuyên ớn lạnh, lạnh toàn thân dù mặc ấm.

Cô mắc Covid-19 từ tháng 12 năm ngoái, đã tiêm hai mũi vaccine, điều trị tại nhà vì triệu chứng nhẹ. Sau khi khỏi bệnh, Nga hay bị hụt hơi, nhói đau ở ngực, tần suất "nhớ nhớ, quên quên" dày hơn. Khi khó chịu, cô dừng lại 5-10 phút để tập thở. Nga thường xuyên cảm thấy ớn lạnh, tay chân lạnh buốt, đi tất và mặc đồ ấm vẫn không đỡ hơn.

"Cảm giác sau Covid-19 cơ thể yếu hơn, tôi rút ra bài học là 'đừng nên nghĩ không triệu chứng thì không có di chứng'", Nga nói. Hiện, cô lo lắng tình trạng "buốt lạnh từ bên trong" kéo dài quá lâu và ảnh hưởng sức khỏe sau nàuy, định đến bệnh viện điều trị di chứng dứt điểm.

Trinh, 29 tuổi, ở Biên Hòa, Đồng Nai, thi thoảng cảm thấy ớn lạnh dù thời tiết ở miền Nam nóng bức. Cô khỏi Covid hơn một tháng rưỡi, người cứ bất chợt run lạnh, nổi da gà vài chục giây rồi hết. Trinh lo lắng, bất an, không biết "mình có phải tái nhiễm".

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga - Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga (Hà Nội), cho biết ông đã tư vấn nhiều bệnh nhân có triệu chứng ớn lạnh, lạnh, giảm thân nhiệt sau Covid-19. Khả năng chịu lạnh của họ kém hơn, phải đắp tới mấy chăn cùng lúc hoặc dùng các biện pháp giữ ấm khác vẫn cứ thấy rét run, khác hẳn trước đây.

"Đây là một trong những rối loạn cơ thể sau khi khỏi Covid-19, người bệnh cảm giác lạnh, nổi da gà dù nhiệt độ bên ngoài không thay đổi", bác sĩ Hoàng nói.

Bác sĩ Kiều Xuân Thy, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3, cũng gặp nhiều bệnh nhân tương tự. Đơn cử, một bệnh nhân ngoài 40 tuổi, lúc nào cũng mặc quần áo dày, quàng khăn kín cổ vì cảm giác quá lạnh, dù thời tiết TP HCM đang nắng nóng trên 35 độ. Chị thường xuyên có cảm giác ớn lạnh, rét run, phải ở trong phòng, không dùng quạt hay máy lạnh và đóng kín cửa để tránh gió.

Thông thường, những triệu chứng khó chịu như sốt, sợ lạnh, chóng mặt, mệt mỏi... kéo dài có thể từ 6 tuần đến vài tháng sau nhiễm, theo bác sĩ Thy. Trong đó, cảm giác sốt, ớn lạnh thường khiến người bệnh lo lắng, nghi ngờ về nguy cơ tái nhiễm.

Theo nghiên cứu của mạng lưới y tế toàn cầu Survivor Corps, triệu chứng sợ lạnh hay cảm giác sốt được xếp vào nhóm rối loạn chung của cơ thể. Trong 5.107 người tham gia nghiên cứu này, cảm giác sốt hoặc sợ lạnh biểu hiện ở 441 người. Đây là triệu chứng cơ năng và thường không phản ánh tình trạng viêm nhiễm cấp tính của cơ thể.

Lý giải tình trạng này, bác sĩ Hoàng cho biết nguyên nhân đầu tiên là do tình trạng vi huyết khối gây tắc mạch ở các mao mạch nhỏ, khiến máu lưu thông kém. Ngoài ra, có thể người bệnh gặp tình trạng rối loạn thần kinh thực vật sau Covid-19 gây ra do căng thẳng, stress dẫn đến rối loạn co thắt mạch máu.

"Tình trạng này khiến cơ chế điều nhiệt trên cơ thể bị rối loạn, không điều chỉnh được nhiệt độ theo nhu cầu của cơ thể với môi trường bên ngoài", bác sĩ nói. Tình trạng này không quá nguy hiểm, ít gây biến chứng cho sức khỏe, song có thể ảnh hưởng tâm lý, thói quen sinh hoạt và làm việc. Một số trường hợp nếu không giữ ấm tốt dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.

Bác sĩ Kiều Xuân Thy, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cơ sở 3 khám sức khỏe hậu Covid-19 cho F0 đã khỏi bệnh. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Bác sĩ kiều xuân thy, bệnh viện đại học y dược tp hcm cơ sở 3, khám sức khỏe hậu covid-19 cho bệnh nhân. ảnh: bác sĩ cung cấp

Các bác sĩ khuyến cáo sau khỏi Covid nên kết hợp dinh dưỡng, tập luyện để nhanh hồi phục. Người bệnh có thể ăn các thực phẩm ấm nóng, dùng các loại Thu*c hoạt huyết... để nhiệt độ cơ thể tăng lên. Tăng cường tập thể dục, dưỡng sinh để giải tỏa căng thẳng.

Bác sĩ Hoàng cảnh báo một số triệu chứng được nhiều người lầm tưởng là di chứng Covid-19. Tuy nhiên khi đến viện khám phát hiện là triệu chứng của một bệnh lý khác như sốt rét, sốt nhiễm khuẩn. Do đó, sau khỏi Covid nên chú ý các triệu chứng bất thường so với trước nhiễm, đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời. Người mắc Covid nặng thì sau khi khỏi nên đi tái khám 1-2 tuần; người mắc Covid nhẹ, không có triệu chứng, nên đi tái khám sau khỏi bệnh 3-4 tuần.

Thời gian qua, nhiều bệnh viện lập các phòng khám, khoa điều trị hậu Covid, đáp ứng nhu cầu lượng lớn người mắc di chứng.

Bài tập thở tại nhà cho F0

Bài tập thở tại nhà cho F0

Bài tập thở tại nhà. Video: Mạng lưới Thầy Thu*c đồng hành

*Tên nhân vật được thay đổi

Thùy An - Lê Cầm

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/buot-lanh-tu-ben-trong-hau-covid-4429496.html)

Tin cùng nội dung

  • Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh,
  • Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) và Ủy ban Thuốc sử dụng trên người (CHMP) thuộc EMA đã có thông tin đánh giá lợi ích...
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Thuốc được dùng để phòng và điều trị bệnh, nhưng Thuốc cũng là tác nhân gây dị ứng (dị ứng nguyên) và được gọi là dị ứng Thuốc.
  • Tôi bị tăng huyết áp, được bác sĩ chỉ định dùng Thuốc hạ huyết áp coversyl. Uống Thuốc được hai tuần thì tôi bị ho liên tục và dai dẳng.
  • Aspirin (acid acetylsalicylic) là một trong những Thuốc có trong Danh mục Thuốc thiết yếu và Danh mục Thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ta.
  • Hydrocortison là một trong những Thu*c thiết yếu được dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở và cũng là Thu*c được bán khá phổ biến trong các nhà Thu*c, hiệu Thu*c.
  • Trong nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu những phương cách giúp chăm sóc sức khỏe S*nh l*, sinh sản nam giới, lịch sử ngành nam học Việt Nam và thế giới đã gặp nhau ở luận điểm quan trọng, đó là về Testosterone nội sinh.
  • Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất lại dễ tiêu hóa, dễ hấp thu giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, tinh thần và trí tuệ.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY