Ẩm thực hôm nay

Cá basa bổ huyết, giảm đau nhức

Thịt cá basa được sử dụng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng phòng chữa bệnh.
Thịt cá basa được sử dụng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng phòng chữa bệnh. Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, cá basa Việt Nam có nhiều mỡ, trong mỡ chứa rất nhiều DHA, Omega 3 và vitamin tan trong dầu như A, E, D... Omega 3 là những chất giúp phát triển trí não, võng mạc, chống lão hóa, ngừa bệnh tim mạch, xương cơ khớp...

Cá basa thuộc loại cá da trơn, gần giống cá trê, có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ huyết, sinh tân, ích khí, giảm đau nhức... Ăn cá basa rất tốt với trẻ em còi, chậm phát triển, chứng nhức mỏi xương khớp, S*nh l* yếu, tóc bạc sớm và bệnh liên quan khí huyết hư. Xin giới thiệu một vài món ăn bài Thu*c được chế biến từ cá basa:

Canh cá basa om hoa chuối: Chữa hay bị nặng ngực đau tức hông sườn. Cá basa, hoa chuối, đậu phụ, riềng, mẻ, sả, lá lốt, tía tô, nghệ, tiêu, ớt, mắm, muối gia vị vừa đủ om nhừ ăn.

Cá basa om riềng mẻ: Chữa chóng mặt, hoa mắt, miệng khô. Cá basa riềng, đậu phụ, cơm mẻ, nghệ, ớt, mắm tôm, tiêu gia vị vừa đủ kho ăn kèm rau như xà lách, dưa leo, chuối chát, rau thơm.

Lẩu cá basa: Chữa người nóng khó ngủ váng đầu ù tai. Cá basa, lá giang, cà chua, dứa, me, hành lá, rau đắng, hoa lý, hoa chuối, đậu bắp, giá đỗ, mắm muối gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn.

Canh chua cá basa: Chữa người gầy nóng, táo bón. Đầu cá basa, cà chua, me, dọc mùng, giá đỗ, mùng tơi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, ớt gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Canh cá basa hoa lý: Chữa S*nh l* yếu, đau lưng mỏi gối, ù tai. Cá basa, hoa lý, cà chua, tiêu hành ngò, mắm muối gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Cá basa nấu chua cay: Chữa người gầy khó lên cân, ăn ngủ kém... Cá basa, thơm, cà chua, me, dọc mùng, bắp chuối, đậu bắp, giá đỗ, rau om, ngò gai ớt gia vị vừa đủ nấu ăn...

Lẩu cá basa rau nhút: Chữa đau mỏi khớp do phong thấp tý. Cá basa, xương heo, lá giang, cà chua, hành lá, rau đắng, rau nhút, hoa chuối, giá, mắm muối gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn.

Cá basa chiên giòn: Chữa phụ nữ có thai chậm phát triển. Phi lê cá basa, bột chiên, bột mì, trứng gà, hạt nêm, tiêu, chanh, dầu ăn, sốt mayonnaise, gia vị vừa đủ tẩm với cá chiên ăn kèm rau sống như dưa leo, xà lách, rau tía tô, rau mùi, rau thơm...

Cá basa om chuối đậu: Chữa đái tháo đường, người gầy, miệng khô. Cá basa, chuối xanh, thịt ba chỉ, đậu phụ, nghệ, riềng, cơm mẻ, ớt, mắm tôm, tía tô, lá lốt, tiêu, gia vị vừa đủ, om ăn.

Cá basa nấu lá giang: Chữa trẻ em ăn được gầy sút, nội nhiệt. Cá basa, lá giang, cà chua, hành lá, rau đắng, hoa chuối, đậu bắp, giá đỗ, mắm, muối, dầu ăn, tiêu gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Cá basa kho tộ: Chữa phụ nữ sau sinh, sữa ít. Cá basa, thịt ba chỉ, gừng, hành tím, mắm, muối, đường, tiêu, nghệ, ớt, gia vị vừa đủ, kho ăn kèm rau như xà lách, rau mùi, ngò tàu, rau thơm.

Lưu ý: Thịt cá basa bổ béo, ngọt, thơm ngon giàu dưỡng chất, những người mập phì thừa cân không nên dùng nhiều, khi chế biến để cá hết mùi tanh nên rửa cá bằng nước ấm, mổ bụng lấy màng trắng và rửa qua cá với dấm hoặc chanh. 

Lương y Minh Phúc

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ca-basa-bo-huyet-giam-dau-nhuc-20851.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi lúc bị va quệt hay bị dao cứa vào làm bị thương, chảy máu. Một vài cách sơ cứu đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm đau và cầm máu hiệu quả.
  • Trong tập khí công thường không kiêng khem bệnh tật nào, tuy nhiên một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau.
  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Quả dâu (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị Thu*c... được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị Thu*c lâu đời trong Đông y.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY