Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cả nhà miễn dịch tốt, thoát cảm cúm nhờ lợi khuẩn

Khoảng 70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột, vì vậy cách tốt nhất giúp ngăn ngừa cúm và tăng cường đề kháng là chăm sóc đường ruột khỏe mạnh.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), hiện nay, một trong các bệnh lý theo mùa phổ biến và nhiều người bị nhiễm nhất là cúm. Thời tiết chuyển lạnh khiến nhiệt độ môi trường lẫn độ ẩm không khí thay đổi, là điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển. Tại Việt Nam, bệnh cảm cúm thường xảy ra phổ biến từ tháng 7 đến tháng 12. Các thống kê cho thấy có khoảng 5-50% người lớn có thể mắc cúm, và tỷ lệ này cao hơn hẳn ở trẻ em.

Các bệnh cúm mùa liên quan đến cúm B, C chỉ lướt qua nhẹ nhàng, không gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, gần đây số lượng bệnh do cúm A gây ra đang có xu hướng tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch và sức đề kháng mỗi người. Với những đối tượng có hệ miễn dịch kém, cúm A sẽ gây bệnh nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 có thể gây viêm phổi cấp.

Thời tiết chuyển lạnh, khi con vui chơi ngoài trời có thể dễ bị mắc cúm.

Vì sao virus cúm dễ tấn công trẻ em hơn người lớn?

Bác sĩ Thu Hậu lý giải virus cúm dễ tấn công trẻ em hơn người lớn vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu. Nếu cha mẹ không chữa trị và phòng tránh kịp thời có thể dẫn đến những bệnh lý viêm đường hô hấp nặng hơn như: viêm phế quản, viêm họng, thanh quản, viêm phổi... hoặc viêm nhiễm ngoài hô hấp như: viêm tai giữa, viêm cơ tim... Thậm chí có thể gây Tu vong nếu trẻ bị bệnh lý mãn tính làm suy giảm sức đề kháng.

Bác sĩ cũng lưu ý cha mẹ nên phân biệt rõ nhiễm lạnh và cảm cúm. Nhiễm lạnh đôi khi khi do bệnh nhân bị rối loạn chức năng cơ thể, do thời tiết hoặc một tác nhân nào khác. Còn cúm do virus cúm tấn công cơ thể và đa số dễ nhận biết nhờ các biểu hiện rõ ràng ở trẻ như sốt nặng tới nhẹ, kèm triệu chứng đường hô hấp. Nếu sốt nặng sẽ lạnh run và gây đau nhức, đau cơ. "Người ta hay nói cúm gây đau, từ đầu đến chân, đụng chỗ nào cũng đau. Có bé than đau đầu, đau lưng, trẻ thì nói đau chân hay các bộ phận khác...", bác sĩ giải thích. Ngoài ra, cúm cũng biểu hiện rõ ở hệ hô hấp như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy mũi... Lúc đầu chỉ chảy mũi trong, nhưng sẽ từ từ bội nhiễm rồi qua viêm, đục. Tiếp đó gây ho, rát họng, mệt mỏi khiến trẻ ăn uống không ngon.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bbc4b1c92186569cf1e0683)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Trong bộn bề của cuộc sống, con người thường bị cuốn vào những guồng quay của công việc, bận rộn của cuộc sống, họ thường quên đi mình phải “sống” như thế nào, tận hưởng ra sao…. Nhiều khi nó trở thành một căn bệnh trong tâm hồn mỗi người.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY