Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Các bệnh viện ở TP.HCM sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu dù mắc COVID-19 hay không

MangYTe - Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu tất cả các bệnh viện trên địa bàn luôn đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận người bệnh cấp cứu cho dù là người mắc COVID-19 hay không.

Động thái này được cho là xuất phát từ việc rút kinh nghiệm ở bình dương xảy ra tình trạng người không mắc covid-19 bị từ chối cấp cứu khi chuyển đến các cơ sở y tế đã chuyển đổi công năng thành bệnh viện điều trị covid-19.

Theo đó, để thực hiện nghiêm yêu cầu này, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu trưởng các đơn vị y tế triển khai các hoạt động sau: Cổng cấp cứu của tất cả bệnh viện luôn mở 24/7; đảm bảo trực cấp cứu theo đúng quy định của ngành, trong đó nhân viên trực cấp cứu luôn mang đầy đủ các phương tiện phòng hộ trong suốt ca trực; Không được yêu cầu người bệnh phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARSCoV-2 âm tính hay dương tính mới tiếp nhận.

Xe Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM chở người mắc COVID-19 đến các bệnh viện. Ảnh: Ngọc Dương

Đối với các bệnh viện chuyển đổi công năng một phần theo mô hình bệnh viện tách đôi, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu phải có buồng cấp cứu sàng lọc COVID-19, nếu xác định là người mắc COVID-19 thì chuyển sang khu cách ly điều trị COVID-19 của bệnh viện, trường hợp không mắc COVID-19 thì chuyển sang khu điều trị dành cho người bệnh không mắc COVID-19.

Đối với các bệnh viện chuyển đổi công năng hoàn toàn thành bệnh viện điều trị covid-19, nếu người bệnh tự đến hoặc do xe cấp cứu chuyển đến không phải là người mắc covid-19 hoặc chưa xác định mắc covid-19, bệnh viện phải bố trí một buồng cấp cứu sàng lọc riêng biệt dành cho người bệnh thuộc đối tượng này, nhằm đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu người bệnh, không từ chối bất kỳ ai khi đến cấp cứu, đảm bảo hoạt động 24/7.

Buồng cấp cứu sàng lọc đảm bảo đầy đủ Thu*c, phương tiện và dụng cụ cấp cứu cơ bản. Sau cấp cứu, tình hình người bệnh đã ổn định, liên hệ và chuyển người bệnh đến các bệnh viện có điều trị cho người không mắc COVID-19.

Trường hợp người bệnh tự đến hoặc do xe cấp cứu chuyển đến đã được xác định là người mắc covid-19 thì bệnh viện phải tiếp nhận và cấp cứu người bệnh. sau cấp cứu, tình hình người bệnh đã ổn định, nếu xác định trường hợp chuyển viện không đúng tuyến theo quy định thì có thể liên hệ để chuyển xuống các bệnh viện tầng dưới, khi cần có thể liên hệ tổ điều phối chuyển viện của sở y tế để được trợ giúp.

Riêng đối với các phòng khám đa khoa, tiếp tục duy trì buồng khám và cấp cứu sàng lọc. Sau khi sơ cứu thì chuyển đến các bệnh viện điều trị phù hợp. Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện để đảm bảo người bệnh được cấp cứu kịp thời tại đơn vị, người đứng đầu các cơ sở y tế sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.

Vân Nhi

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/cac-benh-vien-o-tphcm-san-sang-tiep-nhan-cap-cuu-du-mac-covid-19-hay-khong-20210816180231836.htm)

Tin cùng nội dung

  • Liên quan đến vụ T*i n*n nghiêm trọng xảy ra khoảng 23 giờ đêm ngày 8/11, tại cầu vượt Thái Hà- Chùa Bộc, Hà Nội làm 10 người thương vong, nhiều nạn nhân đang được cấp cứu và điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức.
  • Đang nằm trên cáng cứu thương, Đỗ Văn Bình (Hải Phòng) liền vùng dậy “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” đánh bác sĩ của Khoa Cấp cứu- Bệnh viện Việt Tiệp- TP Hải Phòng. Sự việc xảy ra vào 21 giờ 30 phút ngày 7/10, tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Việt - Tiệp.
  • Sở Y tế Hà Nội khẩn trương chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn, phối hợp với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và các bệnh viện Trung ương trên địa bàn TP Hà Nội để nhanh chóng xử lý, khắc phục hậu quả của vụ T*i n*n sập nhà cổ. Đây là nội dung của công văn số 1095/KCB- QLCL của Cục Quản lý Khám chữa bệnh gửi Sở Y tế Hà Nội chiều ngày 22/9
  • Hai ca ghép tim, gan đặc biệt vì hành trình vượt gần 2.000 km của khối tim, gan từ BV Chợ Rẫy- TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội đã làm hồi sinh sự sống cho hai bệnh nhân bị suy tim và xơ gan. Đây cũng là hành trình vận chuyển tạng dài nhất được ghi nhận tại Việt Nam
  • Một trong những dấu hiệu cần phải chú ý bạn có thể bị nhồi máu cơ tim đó là triệu chứng đau thắt ngực.
  • Đã có một thời gian dài, tội phạm hoạt động trong bệnh viện không chỉ là nỗi lo lắng của người bệnh mà còn là bức xúc của các bệnh viện.
  • Hải Thượng Lãn Ông trong sách Vệ sinh yếu quyết cũng có lời khuyên người ta không nên giao hợp “trong những khi trời đất chấn động như: mưa gió sấm chớp, nắng nóng, giá rét; khi nằm giữa trời, trong đền miếu, trước tượng vị thánh hiền, trước bếp...
  • Khử trùng vết thương bằng cồn, I ốt; Ngửa cổ ra sau để ngăn bị chảy máu mũi; Hô hấp nhân tạo bằng cách ấn ngực và hà hơi thổi ngạt… Đó là những cách bạn thường làm khi cấp cứu ai đó khi chưa kịp đưa họ tới bệnh viện.
  • Tết của y bác sĩ cấp cứu, hồi sức luôn là những ngày tất bật đến chóng mặt. Tết của những người túc trực tại các “điểm nóng” như lễ hội đường hoa, bắn pháo bông... cũng không dễ dàng chút nào.
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY