Tâm sự hôm nay

Xem pháo bông… trên xe cấp cứu!

Tết của y bác sĩ cấp cứu, hồi sức luôn là những ngày tất bật đến chóng mặt. Tết của những người túc trực tại các “điểm nóng” như lễ hội đường hoa, bắn pháo bông... cũng không dễ dàng chút nào.
Tết của y bác sĩ cấp cứu, hồi sức luôn là những ngày tất bật đến chóng mặt. Tết của những người túc trực tại các “điểm nóng” như lễ hội đường hoa, bắn pháo bông... cũng không dễ dàng chút nào.

ThS-BS Võ Quang Huy, Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115- TP HCM: Nhìn người ta đi chơi thấy tủi tủi

Những lần đón giao thừa, đặc biệt trong đời tôi có lẽ là những ngày cuối năm bị “nhốt” trong xe cấp cứu, cho đến khi bắn pháo bông chào năm mới xong xuôi. Đó là khi tôi nhận nhiệm vụ cùng các đồng nghiệp đi “hộ tống” cho công tác chuẩn bị và bắn pháo bông đón năm mới. Tôi vẫn nhớ lần gần nhất, bắn pháo bông chỉ 15 phút, nhưng chúng tôi đã phải có mặt từ 2 giờ sáng của ngày 30 Tết tại Bộ Tư lệnh ở quận 9 khi công tác chuẩn bị bắt đầu. 5-6 giờ sáng, xe lại tiếp tục di chuyển đến bến Nhà Rồng. Thực ra công tác chuẩn bị cũng rất an toàn nên thông thường xe cấp cứu chỉ đứng sẵn đó chứ không phải đối diện tình huống khẩn cấp. Đương nhiên là mệt, mệt vì bị “nhốt” trong xe gần trọn một ngày và lúc nào cũng phải tỉnh táo để sẵn sàng. Đôi khi vào giờ bắn pháo bông, tình huống cần cấp cứu cũng xảy đến khi người già, người sức khỏe yếu đột nhiên ngất xỉu khi đang đi chơi, lúc đó thì xe cấp cứu vừa phải đưa người bệnh đến BV gần nhất, vừa phải yêu cầu một đơn vị gần đó điều xe thế chỗ, để bảo đảm lúc nào tại điểm bắn pháo bông cũng có xe túc trực. Đương nhiên, đi như vậy thì cái lợi lớn nhất là được… coi pháo bông rất rõ bởi xe đậu ngay tại điểm bắn. 0 giờ 15 phút, màn pháo bông kết thúc, chúng tôi mới về BV và thường ngủ luôn trong BV đêm đó vì nhiều người nhà xa, lại khuya rồi.

Cái vất vả nhất của nhân viên y tế làm cấp cứu ngoại viện trong ngày Tết là phải đi công tác nhiều hơn, vì nhiều xe cấp cứu cũng được điều đến túc trực ở các điểm giải trí ngày Tết, ví dụ như đường hoa Nguyễn Huệ, các lễ hội… Đôi khi ngồi trên xe, đồng phục chỉnh tề, “đồ nghề” sẵn sàng, nhìn người ta đi chơi cũng hơi tủi tủi!

Ngoài ê kíp trực Tết, chúng tôi còn phải chuẩn bị nhiều ê kíp ứng trực, nếu lỡ ngày đó nhiều ca quá thì phải vào trực tăng cường. Nhiều khi đã mua vé đi chơi nơi này, nơi nọ cùng gia đình nhưng điện thoại reo là phải tức tốc vào BV. Cũng hụt hẫng chút chút, nhưng đó là nhiệm vụ của mình, là cái nghề mình chọn, nên mãi rồi… quen luôn.

BS chuyên khoa II Đỗ Hoàng Giao, Phó Trưởng ban thường trực Ban Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe Thành Ủy, nguyên giám đốc BV Nhân dân Gia Định:

Nhớ mãi một kỷ niệm buồn

Hơn 40 năm hành nghề, tôi đã rất nhiều lần mang cơm đi… ăn Tết ở BV, vì Tết mà, hàng quán có ai bán gì đâu. Công việc trực tết thực ra không hề nhẹ hơn ngày thường, vì ca nào vào thường cũng là ca nặng, bởi ngày Tết chẳng ai muốn vào viện, khi nào cần kíp lắm thì người ta mới đến. Mà cũng chính tâm lý ngại Tết vào BV “xui” của nhiều người cũng khiến nhiều lần các bác sĩ phải vất vả “đấu với tử thần” và cả người bệnh, thân nhân cũng vô tình gặp không ít chuyện đau lòng.

Tôi vẫn nhớ mãi một ca ở BV Nhân dân Gia Định vào đầu thập niên 90. Một nam bệnh nhân khá lớn tuổi, ban đầu bị thủng dạ dày nên cảm thấy đau bụng, nhưng lúc đó đã là chiều 28 nên cố nán lại đợi qua Tết. Tối 29, ông đã đau lắm rồi nhưng vẫn cố chờ để cúng giao thừa, họp mặt con cháu đầu năm xong xuôi. Đến mùng 1 Tết, tình trạng quá nghiêm trọng, người nhà đưa ông đến thì ông đã rơi vào trạng thái sốc nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, huyết áp bằng 0, mạch không bắt được. Phẫu thuật thì thấy ông bị thủng dạ dày, thủng tạng rỗng, viêm phúc mạc toàn ổ bụng… và dù chúng tôi rất cố gắng nhưng đã trễ… Nếu được đưa vào viện sớm 2 ngày, ông đã dễ dàng qua khỏi. Kể những chuyện này để mong người dân hiểu rằng tại BV, y bác sĩ chúng tôi vẫn luôn trực chiến và mong mọi người đừng ngại BV mà quên mất có nhiều khi thời gian rất quan trọng đối với một số vấn đề sức khỏe.

Anh Thư

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-xem-phao-bong-tren-xe-cap-cuuy-te-viet-nam-8424.html)

Chủ đề liên quan:

cấp cứu pháo bông xe cấp cứu

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY